Gia Lai: Phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai ở làng Greo Pết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-11, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai sinh sống tại làng Greo Pết (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Lễ mừng lúa mới được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh ban cho dân làng và mời thần linh về cùng ăn mừng, phù hộ để có thêm những vụ mùa bội thu, ấm no hạnh phúc.

6af3696b8c3936676f28.jpg
Không khí rộn ràng tại Lễ mừng lúa mới làng Greo Pết. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ vật bà con làng Greo Pết dâng lên thần linh gồm 1 con heo, 1 ghè rượu. Tại buổi lễ, già làng dâng lễ vật và đọc những lời khấn cầu cho dân làng thật nhiều sức khỏe; cầu mưa thuận gió hòa để trồng bắp, lúa, sắn tươi tốt, bội thu; của cải đầy nhà.

Lời khấn cũng bày tỏ mong ước con cháu mạnh khỏe, sung túc, học hành nên người, theo lời ông cha gìn giữ phong tục tốt đẹp, cố gắng chăm chỉ, cần cù làm ăn, người người nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

10c8d494edc657980ed7.jpg
Nghi thức của buổi lễ được thực hiện bên dưới kho lúa. Ảnh: Lam Nguyên

Sau nghi lễ, gái trai, già trẻ trong làng cùng hòa điệu xoang, nhịp cồng chiêng và men rượu ghè truyền thống.

Lễ Mừng lúa mới là nghi thức nông nghiệp cổ truyền độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, thể hiện sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật, tạo nên sức mạnh cộng đồng.

42039d9eb5cd0f9356dc-4338.jpg
Tái hiện cảnh giã gạo, sàng sảy trong Lễ mừng lúa mới. Ảnh: Lam Nguyên

Phục dựng Lễ Mừng lúa mới là dịp để bà con nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, qua đó bảo tồn và phát huy.

Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quảng bá Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Có thể bạn quan tâm

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Màu Tết “bên cồn”

Màu Tết “bên cồn”

(GLO)- “Bên cồn” trang trí, bày biện đón Tết ra sao là thắc mắc của không ít người sau khi trào lưu “đám giỗ bên cồn” thành cụm từ viral trên mạng xã hội mới đây.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

(GLO)- Trong tâm thức, mỗi người Việt luôn trân trọng những cảm xúc đẹp với hương vị xưa quen thuộc, bình dị của Tết cổ truyền. Để hồi nhớ về không khí truyền thống ấy, khi Tết đến, xuân về, nhiều hàng quán, trường học…tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã tái hiện lại những hình ảnh của Tết xưa đầy ấn tượng.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.