Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Ông Trần Xuân Lương, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngày 26.11, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 cho 6 di tích trên toàn quốc. Trong đó, Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (ở xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh), được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được xây dựng trên đỉnh núi Minh Tự (H.Hương Sơn, Hà Tĩnh)
Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được xây dựng trên đỉnh núi Minh Tự (H.Hương Sơn, Hà Tĩnh)

Như vậy, đến nay Hà Tĩnh có 3 di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt gồm: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du; khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại và mộ, khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Theo ông Lương, việc được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông sẽ mở ra dấu mốc mới trong hành trình bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của vị Danh nhân văn hóa thế giới trên quê hương Hà Tĩnh và cả nước.

Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện nay tỉnh này phối hợp với Bộ VH-TT-DL đang chuẩn bị cho hoạt động triển lãm về di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ban tổ chức cũng đang xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.

"Hiện nay, UBND H.Hương Sơn cũng đang đẩy nhanh tiến độ dự án tu bổ, tôn tạo phần mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông, phấn đấu hoàn thành trước ngày 20.12", ông Lương thông tin.

Theo kế hoạch, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, chào đón năm mới 2025 tại quảng trường Thành Sen (TP.Hà Tĩnh) vào đêm 27.12.2024. Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm và chào đón năm mới dự kiến sẽ có màn bắn pháo hoa với 500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp.

Theo Phạm Đức (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.