Về miền di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Với riêng tôi, những chuyến đi về vùng đất lịch sử, những địa danh lưu dấu thời gian thường đem lại nhiều cảm xúc.

Đi đến Hà Giang, đứng trên cột cờ Lũng Cú nhìn ra một dải biên cương, hẳn mỗi chúng ta đều cảm thấy trân trọng từng tấc đất của Tổ quốc. Ngắm nhìn những di sản được lưu giữ ở Hoàng thành Thăng Long để hiểu biết, yêu mến, tự hào và biết ơn ông cha đã giữ gìn cho con cháu một dải đất thiêng liêng. Nhờ có những giá trị lịch sử và ý nghĩa giáo dục ấy mà những địa danh lịch sử này luôn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thật tự hào biết bao khi chứng kiến những vị khách nước ngoài lặng lẽ, trang nghiêm trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Trần Hưng Đạo... Khi thành kính nghiêng mình trước một di tích thiêng liêng, chúng ta như nghe được tiếng nói của cha ông vọng về nhắn gửi con cháu chung tay gìn giữ và xây dựng đất nước.

tac-gia-bai-viet-trong-mot-lan-den-tham-khu-di-tich-tay-son-thuong-dao.jpg
Tác giả tham quan Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: T.A

Giá trị giáo dục của những di sản là rất lớn. Nó tạo ra sự gắn kết giữa những thế hệ. Có những di sản qua nhiều ngàn năm vẫn luôn được gìn giữ và những người có công trạng với đất nước vẫn luôn được Nhân dân kính trọng, tôn thờ. Họ luôn sống mãi trong lòng dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn, tôn tạo, đưa di sản đến gần hơn với mọi người là cách để giáo dục truyền thống, để quảng bá một vùng đất với du khách khắp nơi.

Nằm trên trục quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Quy Nhơn, thị xã An Khê mang một vẻ đẹp pha trộn giữa vẻ hiền hòa của vùng đồng bằng và sự hoang sơ của miền núi. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, An Khê còn là vùng đất anh hùng qua những cuộc chiến tranh giữ nước với những di tích được lưu lại đầy tự hào. An Khê gần đây đã được biết đến nhiều hơn với di tích Rộc Tưng-Gò Đá được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, là bằng chứng rất rõ ràng về đời sống của tổ tiên chúng ta.

Ngoài ra, An Khê từ lâu đã được biết đến là vùng đất của Tây Sơn Thượng đạo-nơi anh em nhà Tây Sơn đã chiêu mộ quân, lập căn cứ trong 2 năm đầu của phong trào, làm tiền đề cho những chiến thắng lẫy lừng đã được sử sách lưu danh của nghĩa quân Tây Sơn mà đứng đầu là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Quang Trung-Nguyễn Huệ nói riêng và Tây Sơn Tam kiệt nói chung là những nhân vật lịch sử nổi tiếng, có nhiều công lao với dân tộc, được người dân yêu mến và tôn thờ.

Hiện nay, Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Trong khuôn viên linh thiêng ấy, những di tích về nơi nấu ăn, nơi thờ tự và giàn trầu xanh tốt như vẫn còn lưu dấu chân của những người anh hùng áo vải. Di tích này xứng đáng được đầu tư nhiều hơn để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn hơn trong hành trình khám phá vùng đất An Khê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

Còn gì tự hào hơn khi trên mảnh đất quê hương mình từng có một người anh hùng áo vải tài năng đến lập căn cứ, chiêu mộ quân, huấn luyện binh sĩ trong những ngày đầu khó khăn rồi lập nên nhiều chiến công hiển hách, trở thành một nhân vật lịch sử huyền thoại.

Tôi từng rất xúc động khi đến thăm đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Những hình ảnh và cách bài trí, hướng dẫn giúp du khách hiểu rõ hơn rất nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của nhà vua, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc trong lòng mỗi người. Cảm xúc ấy càng đậm nét hơn khi đứng trên vùng đất thiêng liêng mang dấu chân người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Mong rằng vùng đất Tây Sơn Thượng đạo đầy tiềm năng của Gia Lai chúng ta sẽ đón tiếp được nhiều du khách hơn để người Gia Lai có thể tự hào với bề dày lịch sử trên quê hương mình và sẽ gắn bó hơn, quyết tâm hơn để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.