Nghệ sĩ với di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vừa là suối nguồn cảm hứng, vừa là trách nhiệm bảo tồn, những di sản của vùng đất Tây Nguyên đi vào các sáng tác và nghiên cứu của đội ngũ văn nghệ sĩ Gia Lai thật tự nhiên, gần gụi.

Để rồi những di sản ấy được lưu dấu qua các loại hình nghệ thuật vô cùng sống động, giàu bản sắc.

1-hoi-vien-cac-chi-hoi-truc-thuoc-hoi-van-hoc-nghe-thuat-tinh-trong-chuyen-thuc-te-sang-tac-tai-thi-xa-an-khe-anh-hoi-vhnt.jpg
Các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trong chuyến thực tế sáng tác tại thị xã An Khê (ảnh đơn vị cung cấp).

Người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu âm nhạc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh là nhạc sĩ Lê Xuân Hoan. Với ông, âm nhạc dân gian Jrai có sức hấp dẫn lạ lùng: Thang âm điệu thức 5 âm có bán cung, 2 âm điệu đặc trưng, nét giai điệu vừa lảnh lót vừa trầm hùng. Đặc biệt là sự chuyển động giai điệu theo mô hình “lợp ngói” và chuyển dịch độ cao theo mô hình tiết tấu nhất định, nhịp điệu vừa khoan thai gần gũi vừa xa xăm.

Bằng tài năng của mình, các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tạo được nhiều tác phẩm âm nhạc tiêu biểu, để đời, thể hiện rõ âm hưởng và phong cách Jrai như: “Bóng cây kơ nia” (Phan Huỳnh Điểu), “Cô gái vót chông” (Hoàng Hiệp)...

“Hiện nay, cùng với việc khai thác, sử dụng ngôn ngữ âm nhạc đặc trưng của người Jrai, các nhạc sĩ còn đưa cồng chiêng, goong, t’rưng, vòng xoang, chiếc gùi, rượu cần... vào tác phẩm của mình một cách khéo léo, giúp người thưởng thức hiểu sâu hơn về vùng đất, con người Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng.

Tây Nguyên không chỉ giàu truyền thống lịch sử, đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc, mà còn là mảnh đất đã và đang “thay màu áo mới” thông qua các tác phẩm như: “Hát giữa đêm trăng Chư Prông” (Vũ Thanh), “Hỡi em cô gái Ayun Pa” (Minh Khang), “Mưa Tây Nguyên” (Xuân Giao), “Đêm xoang Tây Nguyên” (Văn Chừng-Đào Phong Lan)…”-nhạc sĩ Lê Xuân Hoan nhận định.

Nói về sự gắn bó sâu sắc giữa nghệ sĩ và di sản, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-chia sẻ: “Gia Lai có 44 dân tộc anh em sinh sống, mỗi tộc người có bản sắc văn hóa riêng trong trang phục, hoa văn, họa tiết trang trí, ngôn ngữ, truyện cổ, tập quán sinh hoạt… Tất cả tạo nên sự phong phú về văn hóa và nghệ thuật. Đây là tư liệu quý cho các văn nghệ sĩ, trong đó có các biên đạo múa khai thác để đưa vào tác phẩm”.

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng bày tỏ sự khâm phục những tác phẩm nổi tiếng của các biên đạo gạo cội của ngành Múa Việt Nam, trong đó có Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La, Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm. Với ý tưởng xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, lấy bản sắc văn hóa làm nền tảng, các nghệ sĩ tài năng đã biên đạo nên những tác phẩm xuất sắc như: “Múa trống Tây Nguyên”, “Múa Khiêl”, “Múa giã gạo đêm trăng”, “Múa hồn cồng”, “Vui nhà mới”, “Tiếng đàn đêm trăng”...

Trong suốt hành trình cống hiến cho nghệ thuật, hầu hết các nghệ sĩ nhất quán phương châm sáng tạo trên hồn cốt dân tộc nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, giá trị di sản cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Các tác giả chuyên ngành văn học cũng thành công từ sự khai thác sức hấp dẫn của di sản, khẳng định nội lực của từng cây bút. Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-nhìn nhận: “Trong vô vàn đề tài được văn nghệ sĩ đề cập trong sáng tác của mình, chúng ta nhận ra một mạch ngầm len lỏi âm thầm chảy trong đời sống văn học Gia Lai.

Mạch ngầm ấy là mảng đề tài dân tộc thiểu số gắn liền với di sản văn hóa địa phương. Ý thức và trách nhiệm cũng như tình yêu với mảnh đất Tây Nguyên này luôn luôn hiện hữu trong tâm hồn và suy nghĩ của các văn nghệ sĩ”.

Theo nhà thơ Ngô Thanh Vân, có thể dễ dàng tìm thấy những hình ảnh mang đậm tính biểu trưng như: hoa dã quỳ, thông, núi lửa Chư Đang Ya, Biển Hồ, thổ cẩm, rượu cần, điệu xoang, bếp lửa, tiếng chiêng cồng lễ hội... cùng đời sống sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền trong tác phẩm của các tác giả Gia Lai như: Hoàng Thanh Hương, Lê Vi Thủy, Đào An Duyên, Lê Thị Kim Sơn, Lữ Hồng...

“Đọc để phần nào hiểu thêm về tình cảm của họ đối với mảnh đất đã, đang và sẽ “cưu mang”, bồi đắp cho tâm hồn để họ được thăng hoa trong từng trang viết. Một mặt họ vừa góp phần bảo tồn, gìn giữ những di sản văn hóa địa phương trước sự mai một, đồng thời tích cực lan tỏa, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo góp phần phát triển địa phương, nhất là mảng du lịch văn hóa trong thời gian tới”-nhà thơ Ngô Thanh Vân cho biết.​

Nói đến những đóng góp âm thầm của người nghệ sĩ trong bảo tồn di sản, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân rất có lý khi nhắc đến vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng tại Gia Lai, đó là Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong và họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu.

“Họ dìu nhau cùng tới những thành công và để lại những tác phẩm tuyệt vời về di sản văn hóa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Họ là sự kết hợp hoàn hảo, để đời nhiều tác phẩm chân thực, đặc biệt giá trị bằng tranh, ảnh”-Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân khẳng định.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong nổi tiếng với tập sách ảnh “Điêu khắc gỗ dân gian Gia Rai-Bahnar”, mà theo nhận xét của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Văn Doanh thì “chắc chắn mỗi tấm ảnh trong tuyển tập này sẽ là những tư liệu một đi không trở lại đối với những ai yêu thích và muốn học hỏi ở tượng gỗ dân gian Tây Nguyên”.

Còn họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đến nay đã có 2 triển lãm cá nhân và nhiều triển lãm nhóm trong và ngoài nước với những tác phẩm sơn mài “khiến người xem như đang lạc vào không gian Tây Nguyên đặc trưng không thể lẫn của một vùng văn hóa” như ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân.

1-cac-nghe-si-gia-lai-luon-xem-di-san-dia-phuong-la-cam-hung-la-diem-tua-trong-sang-tac-va-nghien-cuu-anh-phuong-duyen.jpg
Các nghệ sĩ Gia Lai luôn xem di sản địa phương là cảm hứng, là điểm tựa trong sáng tác và nghiên cứu. Ảnh: Phương Duyên

Sức sống di sản chưa bao giờ ngừng nghỉ thông qua hoạt động nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ trong cả nước. Mới nhất là chương trình “Bước chân di sản 2” hội tụ những gương mặt nổi tiếng của làng nghệ thuật và giải trí Việt, diễn ra vào tối 22-11 tại Vườn âm nhạc (Nhà hát Lớn Hà Nội).

Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng 6 bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội hào hoa, thanh lịch, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, con người của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Trước đó, tháng 8-2024, cũng tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm tranh, tượng chủ đề “Ngày xửa ngày xưa” giới thiệu 39 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc, tất cả đều lấy cảm hứng từ văn hóa mỹ thuật cổ và các bảo vật quốc gia.

Có thể thấy, từ tình yêu với di sản văn hóa dân tộc, các nghệ sĩ thiết thực gìn giữ, phát triển và quảng bá di sản văn hóa Việt đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế thông qua hoạt động nghiên cứu, sáng tác. Thật đáng quý khi trách nhiệm với di sản được người trẻ ý thức và kế thừa với một tình yêu sâu đậm.

Có thể bạn quan tâm

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.