Gia Lai: 1 tác giả đạt giải cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đó là họa sĩ Phạm Thế Bộ-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam-với tác phẩm “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên”. 

Gần 1.000 tác phẩm của khoảng 500 tác giả đã gửi về tham dự cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I-năm 2023 do Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phát động vào tháng 5-2023. Kết quả, 100 tác phẩm, trong đó có 27 tác phẩm đạt giải và 73 tác phẩm vào chung khảo sẽ được chọn triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên” của tác giả Phạm Thế Bộ.
Tác phẩm “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên” của tác giả Phạm Thế Bộ.

Tại cuộc thi, Gia Lai có 1 tác giả đạt giải khuyến khích, đó là họa sĩ Phạm Thế Bộ-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam-với tác phẩm “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên” (kích thước 140x120 cm, chất liệu sơn dầu, sáng tác năm 2023). Ngoài ra, 3 tác giả khác của Gia Lai cũng có tranh được chọn triển lãm gồm: Lê Hùng, Nguyễn Văn Chung và Nguyễn Nguyên Bút.

Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” được tổ chức nhằm khuyến khích các tác giả, đặc biệt là họa sĩ trẻ sáng tác tác phẩm thể hiện giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh trên mọi vùng miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do.

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.