Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Ngày cuối tuần, bà con dân tộc Mường tập trung tại sân nhà của Bí thư Chi Đoàn thôn Đà Bắc Đinh Thị Thanh Thùy để tập luyện trình diễn cồng chiêng. Phụ nữ mặc trang phục chỉnh tề, đúng quy cách với áo trắng, váy đen dài, khăn trùm đầu. 2 chiếc chiêng và 1 chiếc trống đã treo sẵn trên giá.

Chị Bùi Thị Tinh-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Đà Bắc say sưa đánh từng nhịp, từng nhịp trên 2 chiếc chiêng, còn 1 nam giới phụ trách đánh trống. Mọi người nắm tay nhau múa xòe, nhảy sạp và hát đối đáp bằng tiếng Mường. Các thành viên tập luyện hăng say tạo nên không khí vui vẻ, sôi nổi.

nguoi-muong-o-xa-ia-lau-giu-lua-cong-chieng-dd.jpg
Chị Bùi Thị Tinh hướng dẫn em Đinh Thị Như Ngọc đánh cồng chiêng. Ảnh: M.N

Vừa hoàn thành bài chiêng mời khách, chị Tinh chỉ vào 2 chiếc chiêng quý rồi vui vẻ giới thiệu: “Với người Mường, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn có ý nghĩa linh thiêng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nếu như chiêng của đồng bào Jrai, Bahnar chủ yếu là nam giới đánh, thì chiêng Mường lại chủ yếu là phụ nữ. Bộ chiêng của bà con ở Tây Nguyên có nhiều chiếc, còn bộ chiêng của người Mường gồm 2 chiếc chiêng và 1 chiếc trống. Đặc biệt, 2 chiêng đều do 1 phụ nữ đánh. Chiêng của người Mường có núm ở giữa, dùi làm bằng gỗ tốt dài 20-25 cm, một đầu to và được bịt bằng vải đỏ. Âm thanh của chiêng Mường bay bổng, ngân vang”.

Theo chia sẻ của chị Tinh, khi công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng, người Mường di cư từ xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vào xã Ia Lâu lập nghiệp. Lúc đầu, chỉ có vài chục hộ nhưng đến nay ở thôn Đà Bắc đã có hơn 125 hộ là người dân tộc Mường. Trong hành trang di cư thường có thêm bộ cồng chiêng và được cất giữ cẩn thận.

Tuy nhiên, lúc mới vào lập nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng chưa được chú trọng. Dần dần, khi cuộc sống ổn định, bà con càng chú trọng việc bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc. Người già cùng các nghệ nhân đứng ra tập hợp con cháu lại để truyền dạy các bài cồng chiêng. Bà con tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt văn hóa mà không thể thiếu âm nhạc cồng chiêng. Hương ước của thôn cũng đề cập đến việc bảo tồn cồng chiêng của dân tộc.

Những bài chiêng thường được biểu diễn khi nhà có khách, đám cưới, ngày hội lớn của cộng đồng. “Nhờ được các nghệ nhân chỉ dạy tận tình, tôi đánh thuần thục nhiều bài chiêng truyền thống của dân tộc. Khi có việc vui thì đánh cả 2 chiêng, 1 trống; ma chay thì đánh 1 chiêng, 1 trống. Do sử dụng nhiều, có chiếc bị lạc âm, bà con phải đưa về quê nhờ nghệ nhân chỉnh chiêng cho phù hợp”-chị Tinh kể.

Để gìn giữ thanh âm truyền thống của dân tộc, Chi hội Phụ nữ phối hợp cùng Chi Đoàn thôn Đà Bắc thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng người Mường vào ngày 11-11-2023. Thời gian đầu, Câu lạc bộ chỉ có 20 thành viên nhưng đến nay đã tăng lên 50 thành viên. Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt vào dịp cuối tuần.

Em Đinh Thị Như Ngọc (lớp 5A3, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, xã Ia Lâu) bày tỏ: “Nhờ các mẹ, các chị hướng dẫn đánh cồng chiêng, em hiểu thêm về văn hóa của dân tộc Mường. Em rất tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc và sẽ nỗ lực tập luyện để góp phần bảo tồn gìn giữ cồng chiêng”.

22.jpg
Người Mường ở thôn Đà Bắc giữ gìn văn hóa cồng chiêng để tạo sự gắn kết cộng đồng. Ảnh: M.N

Xã Ia Lâu có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Vì thế, không chỉ sinh hoạt tại địa phương, Câu lạc bộ Cồng chiêng người Mường ở thôn Đà Bắc còn thường xuyên tham gia nhiều chương trình giao lưu, diễn tấu cồng chiêng do UBND xã tổ chức.

Bí thư Chi Đoàn thôn Đà Bắc chia sẻ: “Cồng chiêng được người Mường cất giữ ở những nơi trang trọng. Nhờ có tiếng cồng chiêng, không khí lễ hội trở nên rộn ràng, tươi vui hơn. Với thế hệ trẻ chúng tôi, việc luyện tập và biểu diễn cồng chiêng không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường mà còn là sự kết nối với quê hương, nguồn cội”.

Còn ông Đinh Văn Thiên (thôn Đà Bắc) thì tâm sự: “Xa quê vào vùng đất mới để sinh sống nên người Mường rất đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Mỗi lần cồng chiêng vang lên là thêm một lần chúng tôi tha thiết nhớ về quê hương. Ngoài cồng chiêng, chúng tôi còn giữ gìn các trò chơi dân gian như đánh chắt, chơi cù, văn hóa ẩm thực độc đáo”.

Trao đổi với P.V, anh Nguyễn Thế Sơn Kiên-Bí thư Đoàn xã Ia Lâu-cho biết: Người Mường ở xã Ia Lâu lưu giữ đầy đủ nét đẹp văn hóa cồng chiêng đặc trưng của dân tộc. Nhằm khuyến khích bảo tồn văn hóa truyền thống, hàng năm, UBND xã cũng như tổ chức Đoàn-Hội-Đội thường xuyên tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn nghệ, trong đó không thể thiếu những tiết mục biểu diễn cồng chiêng mang đậm bản sắc dân tộc Mường.

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.