Sắp tu bổ, tôn tạo di tích Văn Miếu và Quốc Tử Giám triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là những công trình tiêu biểu nằm trong Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, di tích Văn Miếu và Quốc Tử Giám triều Nguyễn sắp được tu bổ, tôn tạo.

Tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét, thông qua nhiều Nghị quyết, trong đó, có các Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu (giai đoạn 1); điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh Thành Huế.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 26/10/2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 66 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước.

Quy mô đầu tư dự án gồm phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện với diện tích rộng 830m2. Cụ thể như phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch Bát Tràng men. Phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách cửa bằng gỗ nhóm II, sơn bảo quản. Phục hồi mái lợp ngói liệt men vàng và toàn bộ hệ thống giao giống trang trí. Phục hồi tường xây gạch vồ vữa tam hợp, bả màu, quét vôi màu vàng nhạt. Phục hồi đồ nội thất...

Đồng thời, tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành Môn, Kim Thanh Môn, Ngọc Chấn Môn, Văn Miếu Môn, bến thuyền. Tôn tạo cây xanh, cảnh quan cùng hạ tầng kĩ thuật liên quan.

Trong quá trình triển khai công tác lập thiết kế dự án, các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư dự án đã đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư một số nội dung.

Đó là bổ sung hạng mục thiết bị nội thất, đồ thờ tự, nhà vệ sinh, nhà bán vé - hướng dẫn vào quy mô đầu tư; Đề xuất cập nhật lại chi phí xây lắp đối với các hạng mục chính như Văn Miếu chính điện, Văn Miếu Môn trên cơ sở cập nhật lại đơn giá, định mức, khối lượng và suất đầu tư các công trình tương tự để đảm bảo tính khả thi của dự án…

Với các nội dung trên, tổng mức đầu tư của dự án sau khi được điều chỉnh là hơn 132,1 tỉ đồng, tăng hơn 66,1 tỉ đồng so với chủ trương đầu tư đã phê duyệt trước đó.

picture-1-1734058340-839-width1429height1072.jpg
Văn Miếu (thuộc phường Hương Hồ, TP Huế) nằm uy nghi bên dòng Hương giang thơ mộng. Ảnh: Nguyễn Hiệp

Đối với Dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh Thành Huế, tại Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 14/10/2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư.

Dự án với quy mô gồm bảo tồn, tu bổ các hạng mục công trình trong khuôn viên tổng thể di tích như: Tam Quan; Nữ tường bao 4 mặt; Di Luân Đường; 2 nhà Học tả hữu; 2 nhà ở của các Giám sinh tả hữu và 2 Kiều gia tả hữu kết nối giữa nhà Học, 2 nhà ở của các Giám sinh; Nhà trù.

Ngoài ra còn tôn tạo thích nghi với các hạng mục như sửa chữa, nâng cấp nhà trực, bảo vệ; Sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh; Xây dựng Bãi đỗ xe cho cán bộ nhân viên; Sân đường, cảnh quan; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật... Tổng mức đầu tư dự án gần 60,6 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Thế nhưng, trong quá trình triển khai công tác lập dự án, khảo sát, đánh giá chất lượng hiện trạng các công trình; các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư dự án đã đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư với các nội dung như thay đổi phương án tu bổ công trình Di Luân Đường từ tu bổ cục bộ sang tu bổ tổng thể; Bổ sung các hạng mục nhà che bia Huỳnh Tự Thư Thanh và nội thất của Di Luân Đường, 2 nhà học Tả Hữu; Điều chỉnh tăng chi phí xây lắp trên cơ sở lập dự toán chi tiết sau khi đã có thiết kế xây dựng và cập nhập lại đơn giá nhân công, ca máy đối với các hạng mục 2 nhà Học tả hữu, 2 nhà ở Giám sinh tả hữu và 2 Kiều gia tả hữu...

Với các nội dung trên, tổng mức đầu tư của dự án sau khi được điều chỉnh là hơn 108,6 tỉ đồng, tăng hơn 48 tỉ đồng so với chủ trương đầu tư đã phê duyệt trước đó.

Văn Miếu và Quốc Tử Giám triều Nguyễn là những công trình tiêu biểu trong Quần thể kiến trúc Cố đô Huế.

Theo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là các dự án quan trọng, cấp thiết cần bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng. Ban thống nhất với nội dung UBND tỉnh trình HĐND tỉnh, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các ngành liên quan rà soát, cân đối bố trí nguồn lực sớm triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.