Chiêm ngưỡng gần 150 cổ vật triều Nguyễn quý giá tại Kinh thành Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
29 nhà sưu tập cổ vật giới thiệu 147 cổ vật chế tác dưới thời Nguyễn, được sử dụng cả trong cung đình và dân gian, mang đến cho người xem cái nhìn thú vị về một phần đời sống của cha ông trước đây.
Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Chiều 22/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết triển lãm tạo các hoạt động gắn với thú chơi truyền thống lâu đời trong dân gian đồng thời tạo trải nghiệm mới cho người dân, du khách trong không gian di sản khi đến Đại Nội Huế.

Đây còn là cơ hội cho các nhà sưu tập cổ vật trong nước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công việc sưu tầm cổ vật - một công việc đòi hỏi người chơi không chỉ đam mê, trân quý di sản mà còn phải có kiến thức văn hóa lịch sử.

29 nhà sưu tập cổ vật trong nước giới thiệu 147 cổ vật được chế tác dưới thời Nguyễn, được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian; do tượng cục của triều đình Huế chế tác, các cơ sở sản xuất trong nước thực hiện (đồ gốm Cây Mai, đồ gỗ…) hoặc đặt hàng, mua từ nước ngoài để sử dụng (pháp lam, đồ sứ…).

Các sưu tập hiện vật hội tụ đa dạng về chất liệu (pháp lam: vàng, bạc, bạc khảm vàng, ngọc, sứ ký kiểu, gỗ…), chức năng sử dụng (sinh hoạt, tế tự, trang trí, tiêu khiển…) và phong phú về loại hình, nguồn gốc xuất xứ (đồ sứ ký kiểu và pháp lam dưới thời Nguyễn, các dòng gốm cây mai, các hiện vật có niên đại thế kỷ XIX…).

Đây là triển lãm cổ vật đầu tiên hội tụ các nhà sưu tầm cổ vật ở 3 miền đất nước. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Đây là triển lãm cổ vật đầu tiên hội tụ các nhà sưu tầm cổ vật ở 3 miền đất nước. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Điển hình tại trưng bày phải kể đến như bộ sưu tập “Đồ sứ ký kiểu” của nhà sưu tầm Lê Thanh Nghĩa; bộ sưu tập Pháp lam của nhà sưu tập Nguyễn Đỗ Như Anh; bộ sưu tập Khánh vàng của nhà sưu tập Thân Việt Hùng; hiện vật dĩa sứ “Mai hạc” của nhà sưu tập Mai Bá Thiện; các hiện vật nghiên mực, gác bút, hộp pháp lam, bình bạc, khay gỗ, ấn đồng của nhà sưu tập Nguyễn Trung Thành; nhà sưu tập Trương Văn Chánh với chiếc khay gỗ và ống điếu…

Riêng Thừa Thiên-Huế có 5 nhà sưu tập gửi hiện vật tham gia, chủ yếu là đồ pháp lam, đồ sứ và gỗ.

Đây là triển lãm cổ vật đầu tiên hội tụ các nhà sưu tầm cổ vật ở 3 miền đất nước (Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế…) cùng tham gia.

Chủ tịch Hội Cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Nghĩa chia sẻ Huế là vùng đất kinh đô của triều Nguyễn nên số lượng cổ vật của triều Nguyễn hiện còn được lưu giữ rất nhiều trong các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.

Nguồn cổ vật này nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sưu tầm cổ vật.

Chơi cổ vật là một thú chơi đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về lịch sử văn hóa và kiến thức đó phải thường xuyên được cập nhật bổ sung.

Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những cuộc triển lãm tương tự để các nhà sưu tập tư nhân có cơ hội giới thiệu bộ sưu tập của mình đến công chúng; góp phần tích cực vào việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 21/7.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.