Chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn trị giá hàng chục tỷ được hiến tặng cho Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đánh giá của khách tham quan, nhìn trực tiếp 2 cổ vật triều Nguyễn trúng đấu giá hàng chục tỷ đồng ở nước ngoài đẹp hơn nhiều so với những hình ảnh mà nhà đấu giá từng công bố.

 Ngày 17/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tiếp nhận và trưng bày 2 cổ vật triều Nguyễn đấu giá thành công ở nước ngoài do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine hiến tặng. Các cổ vật này gồm mũ quan đại thần và áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn.
Ngày 17/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tiếp nhận và trưng bày 2 cổ vật triều Nguyễn đấu giá thành công ở nước ngoài do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine hiến tặng. Các cổ vật này gồm mũ quan đại thần và áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn.
Đây là các cổ vật từng được đấu giá tại Tây Ban Nha hồi cuối tháng 10/2021 và thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và cộng đồng dân cư Việt Nam.
Đây là các cổ vật từng được đấu giá tại Tây Ban Nha hồi cuối tháng 10/2021 và thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và cộng đồng dân cư Việt Nam.
2 cổ vật được trưng bày phục vụ người dân và du khách tham quan miễn phí trong vòng 1 tháng tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
2 cổ vật được trưng bày phục vụ người dân và du khách tham quan miễn phí trong vòng 1 tháng tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
 Cổ vật chiếc mũ quan triều Nguyễn gần như còn nguyên vẹn, chỉ mất một số chi tiết trang trí nhỏ. Chu vi của mũ khoảng 58,5cm.
Cổ vật chiếc mũ quan triều Nguyễn gần như còn nguyên vẹn, chỉ mất một số chi tiết trang trí nhỏ. Chu vi của mũ khoảng 58,5cm.
Theo các nhà chuyên môn, chiếc mũ này của quan hàm trên Nhất phẩm, ngày xưa là hàng Thân Vương hoặc Tôn Nhân Lệnh của Tôn Nhân Phủ.
Theo các nhà chuyên môn, chiếc mũ này của quan hàm trên Nhất phẩm, ngày xưa là hàng Thân Vương hoặc Tôn Nhân Lệnh của Tôn Nhân Phủ.
Hộp đựng mũ quan cũng được chế tác tinh xảo, trang trí tứ linh và có quai tay cầm rất đẹp.
Hộp đựng mũ quan cũng được chế tác tinh xảo, trang trí tứ linh và có quai tay cầm rất đẹp.
Theo TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dựa vào chi tiết và cách trang trí, mũ quan này khả năng được chế tác ở khoảng thời vua Duy Tân – Khải Định - Bảo Đại. Tuy rất khó để xác định ai mà chủ nhân của chiếc mũ quan này, nhưng phải khẳng định cổ vật này rất có giá trị.
Theo TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dựa vào chi tiết và cách trang trí, mũ quan này khả năng được chế tác ở khoảng thời vua Duy Tân – Khải Định - Bảo Đại. Tuy rất khó để xác định ai mà chủ nhân của chiếc mũ quan này, nhưng phải khẳng định cổ vật này rất có giá trị.
Với cổ vật áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn, cổ áo và khuy cài có nhiều dấu hiệu cho thấy chiếc áo này đã được sử dụng rất nhiều lần.
Với cổ vật áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn, cổ áo và khuy cài có nhiều dấu hiệu cho thấy chiếc áo này đã được sử dụng rất nhiều lần.
 Mặc dù vậy các họa tiết với kỹ thuật thêu tay độc đáo trên áo vẫn còn rất đẹp.
Mặc dù vậy các họa tiết với kỹ thuật thêu tay độc đáo trên áo vẫn còn rất đẹp.
 Theo các chuyên gia, với các họa tiết thêu loan, các chi tiết thêu trang trí tứ linh và màu áo có thể xác định đây là áo Nhật Bình dành cho các cung tần trong cung triều Nguyễn vào cuối thế kỷ 19.
Theo các chuyên gia, với các họa tiết thêu loan, các chi tiết thêu trang trí tứ linh và màu áo có thể xác định đây là áo Nhật Bình dành cho các cung tần trong cung triều Nguyễn vào cuối thế kỷ 19.
Nhiều khách tham quan đã bày tỏ niềm vui mừng khi được chiêm ngưỡng trực tiếp cổ vật.
Nhiều khách tham quan đã bày tỏ niềm vui mừng khi được chiêm ngưỡng trực tiếp cổ vật.
 Theo đánh giá của khách tham quan, nhìn trực tiếp những cổ vật này đẹp hơn nhiều so với những hình ảnh mà nhà đấu giá từng công bố.
Theo đánh giá của khách tham quan, nhìn trực tiếp những cổ vật này đẹp hơn nhiều so với những hình ảnh mà nhà đấu giá từng công bố.
Thời gian qua, thông tin chiếc mũ quan đại thần triều Nguyễn đã được một người ở Việt Nam mua với giá hơn 20 tỷ đồng, cao gấp 1.200 lần mức giá khởi điểm tại phiên đấu giá chính thức của Balclis (nhà đấu giá hàng đầu Tây Ban Nha) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Thời gian qua, thông tin chiếc mũ quan đại thần triều Nguyễn đã được một người ở Việt Nam mua với giá hơn 20 tỷ đồng, cao gấp 1.200 lần mức giá khởi điểm tại phiên đấu giá chính thức của Balclis (nhà đấu giá hàng đầu Tây Ban Nha) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Ngoài mũ quan đại thần triều Nguyễn, người mua này cũng sở hữu được áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn với một mức giá
Ngoài mũ quan đại thần triều Nguyễn, người mua này cũng sở hữu được áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn với một mức giá "trên trời". Nếu tính cả tiền mua và thuế, phí vận chuyển cổ vật về Việt Nam thì giá trị của 2 cổ vật này lên tới khoảng 35 tỷ đồng.

https://danviet.vn/chiem-nguong-2-co-vat-trieu-nguyen-tri-gia-hang-chuc-ty-dong-duoc-hien-tang-cho-hue-20220418100646302.htm
 

Theo Trần Hòe  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

 Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

(GLO)- Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống nên có sự đa dạng, phong phú về các loại hình văn hóa lễ hội. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa lễ hội trong cộng đồng các dân tộc.
Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

(GLO)- Tối 9-6, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng không làm khó được các nghệ nhân với những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.