Điểm tựa Kon Brung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Trước khi trở thành già làng, ông Đônh đã từng là Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Kon Brung. Ông cho biết: Làng Kon Brung có 300 hộ, 100% là người Bahnar. Mâu thuẫn xảy ra trong đời sống hàng ngày của bà con chủ yếu là bất hòa trong gia đình, tranh chấp đất đai và giữa thanh niên với nhau.

Mỗi khi có mâu thuẫn, tranh chấp, mọi người đều tìm đến nhờ ông đứng ra phân xử. Từ đầu năm đến nay, ông đã hòa giải thành 5 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp của người dân trong làng.

Cách đây 2 tháng, ông Đônh hòa giải thành vụ tranh chấp liên quan đến đất đai giữa 2 anh em ruột là ông Blưch và Blư. Chuyện là sau khi lập gia đình, ông Blưch và Blư được bố mẹ chia cho mỗi người 1,5 sào đất liền kề trồng bời lời.

Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, con trai của ông Blưch đã chặt cây bời lời và lấn chiếm 1,5 m đất của gia đình ông Blư. Điều này khiến gia đình ông Blư bức xúc và có những hành động tiêu cực.

ong-donh-bia-phai-gioi-thieu-ve-chiec-no-cua-nguoi-bahnaranh-rh.jpg
Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Sau khi tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, ông Đônh đã mời 2 bên đến gặp để hòa giải. Tại đây, ông giải thích rõ cho các bên về các quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng đất và tiến hành đo đạc lại diện tích đất thực tế của mỗi gia đình. Sau khi nghe ông Đônh phân giải, gia đình ông Blưch đã nhận ra việc làm sai trái của mình.

“Sau khi vụ việc được giải quyết, cả 2 gia đình cùng ngồi lại uống ghè rượu để làm hòa, xóa bỏ mọi hiềm khích và cam kết không để xảy ra vụ việc tương tự. Tôi mừng vì đã góp phần làm cho cộng đồng đoàn kết hơn”-ông Đônh nói.

Không chỉ làm tốt công tác hòa giải, già làng Đônh còn hết lòng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar. Hiện nay, ông duy trì việc tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, chế tác nỏ và nhạc cụ dân tộc. Tại Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số huyện Mang Yang năm 2024, ông Đônh đạt giải nhì cá nhân về môn bắn nỏ.

cac-tuong-go-dan-gian-do-ong-donh-che-tacanh-rh.jpg
Các tượng gỗ dân gian do ông Đônh chế tác. Ảnh: R.H

Bên cạnh đó, ông Đônh còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân đóng góp ngày công, hiến đất làm đường và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương.

Đồng thời, vận động người dân, các tín đồ tôn giáo tích cực tham gia lao động sản xuất, không nghe theo kẻ xấu kích động, xúi giục phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước; thuyết phục những người lầm đường, lạc lối trở về với tôn giáo thuần túy, tái hòa nhập cộng đồng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hyư-Phó Chủ tịch UBND xã Ayun-nhận xét: Nhiều năm qua, già làng Đônh luôn tận tụy với cộng đồng nên được bà con kính trọng, nể phục.

Với những đóng góp của mình, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư từ năm 2014 đến năm 2018; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, giai đoạn 2020-2023 và Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2022-2023.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.