Gia Lai tham gia triển lãm di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ ngày 22 đến 26-11, tỉnh Gia Lai tham gia nhiều hoạt động tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An).

img-7214.jpg
Gian hàng tỉnh Gia Lai tham gia triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại Nghệ An. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Các hoạt động của tỉnh Gia Lai tham gia tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San thực hiện. Gian hàng bao gồm trưng bày, giới thiệu “Không gian văn hóa cồng chiêng tây Nguyên” được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giới thiệu các di tích Quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo, Rộc Tưng-Gò Đá; di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi bật như Biển Hồ, núi lửa Chư Đang Ya, thủy điện Ia Ly; các điểm du lịch tâm linh như chùa cổ Bửu Minh, chùa Minh Thành...

Bên cạnh đó, gian hàng của tỉnh cũng thông tin, quảng bá du lịch Gia Lai thông qua các cẩm nang du lịch, ẩm thực Gia Lai; ảnh đẹp Gia Lai; bản đồ du lịch; những điểm đến hấp dẫn; các chương trình tour, tuyến đặc trưng.

Ngoài ra, Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San kết nối, phối hợp cùng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cùng tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm đạt chất lượng OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, quảng bá sản vật đặc trưng tiêu biểu của địa phương như cà phê, hạt điều, mắc ca, mật ong...

Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sản phẩm du lịch đặc sắc của đất nước, con người Việt Nam; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Các hoạt động tại triển lãm góp phần tăng cường giao lưu giữa các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quảng bá về du lịch. Qua đó, tăng cường sự liên kết giữa các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực để phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.