Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 19-11, tại huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai khai mạc lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và mô hình di sản kết nối. 

img-6964-2.jpg
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tập huấn cho các nghệ nhân huyện Ia Grai. Ảnh: MINH CHÂU

Tham gia lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng” có 30 học viên là Nghệ nhân, Nghệ nhân Ưu tú trên địa bàn huyện Ia Grai.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nông Quốc Thành-Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: Các học viên được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Jrai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum-Gia Lai.

Mô hình sẽ trang bị cho các học viên nhiều kỹ năng nhằm tự phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi họ cư trú như: nhận diện, phân tích, lựa chọn để tự giới thiệu các di sản văn hoá mà chính họ là chủ thể. Trong đó, nổi bật nhất là kỹ thuật photovoice-cộng đồng tự kể các câu chuyện văn hóa của chính mình.

img-6963-2.jpg
Học viên trao đổi, tương tác với các chuyên gia tại lớp tập huấn. Ảnh: MINH CHÂU

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng thực hành di sản ở cộng đồng. Từ đó tạo ra các nguồn lực mới cho cộng đồng phát triển bền vững.

Tại lớp tập huấn, các học viên được nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể; cách thức, phương pháp xây dựng và thực hiện mô hình di sản kết nối. Qua đó góp phần trao truyền bền vững để bảo tồn và phát huy giá trị di sản đang nắm giữ.

Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày (19 và 20-11). Sau đó, các học viên được truyền dạy, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng (trong 10 ngày) để ứng dụng những kiến thức học được tại lớp học.

Có thể bạn quan tâm

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút (ở giữa) và các đại biểu tham quan khu trưng bày các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ảnh: Đ.T

Ấn tượng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Sáng 20-1, trong không khí rộn ràng trước thềm xuân mới, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm, trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của báo chí tỉnh Gia Lai.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.