Nghè muối Sa Huỳnh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề làm muối Sa Huỳnh (ở Quảng Ngãi) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 13.12, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có quyết định công nhận nghề làm muối Sa Huỳnh (thuộc P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cánh đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Cánh đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)

Theo quyết định, chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nghề làm muối ở Sa Huỳnh được hình thành từ rất lâu - thời Nguyễn, đời vua Đồng Khánh. Các làng sản xuất muối ở Quảng Ngãi, trong đó có làng muối Tân Diêm, đã được ghi danh trên bản đồ Đồng Khánh địa dư chí.

Diêm dân Sa Huỳnh đang phơi muối
Diêm dân Sa Huỳnh đang phơi muối

Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại hình nghề thủ công truyền thống đặc sắc của Quảng Ngãi, có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng - địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được cộng đồng người dân Sa Huỳnh (Phổ Thạnh) tự nguyện cam kết bảo vệ.

Diêm dân Sa Huỳnh thực hiện sản xuất muối theo phương pháp thủ công truyền thống từ xa xưa: phơi nước phân tán, kết tinh trên nền đất truyền thống (dùng ánh nắng mặt trời và gió làm bốc hơi trên những cánh đồng muối). Vì vậy, mùa làm muối thường bắt đầu vào tháng giêng âm lịch kéo dài đến tháng 7 âm lịch hằng năm.

Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân phố Tân Diêm, Long Thạnh 1, Thạnh Đức 1, P.Phổ Thạnh cùng nhau sản xuất muối. Hằng năm, đồng muối Sa Huỳnh cung cấp khoảng 6.500 - 7.000 tấn muối.

Đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân
Đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân

Việc công nhận nghề làm muối Sa Huỳnh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị văn hóa lâu đời mà còn là động lực thúc đẩy bảo tồn và phát huy nghề muối truyền thống. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa Sa Huỳnh đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch và kinh tế của địa phương.

Theo Hải Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.