Nhà thờ Đức Bà Paris trở lại với vẻ đẹp lộng lẫy, uy nghiêm sau khi bị cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được tái sinh từ đống đổ nát của thảm họa hỏa hoạn năm 2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã trở lại với vẻ đẹp lộng lẫy và uy nghiêm, chứng minh khát vọng phục hồi một di sản văn hóa mang tầm quốc tế.

1732929228487-836.jpg
Nhà thờ Đức Bà Paris sau khi được phục dựng. (Nguồn: EPA)

Sau hơn 5 năm nỗ lực phục hồi, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame) đã hé lộ diện mạo mới trước công chúng thế giới vào ngày 29/11, mang lại niềm hy vọng và tự hào không chỉ cho người dân Pháp mà còn cho toàn thể nhân loại.

Được tái sinh từ đống đổ nát của thảm họa hỏa hoạn năm 2019, công trình vĩ đại này đã trở lại với vẻ đẹp lộng lẫy và uy nghiêm, chứng minh sức mạnh của sự đoàn kết và khát vọng phục hồi một di sản văn hóa mang tầm quốc tế.

Ngày 29/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân là bà Brigitte và một số quan chức tôn giáo đã có mặt tại Nhà thờ Đức Bà để thị sát công tác phục dựng. Đây là lần đầu tiên công chúng được quan sát phía bên trong của Nhà thờ Đức Bà sau khi xây dựng lại.

Những hình ảnh được phát sóng trực tiếp cho thấy không gian rộng lớn, những ánh sáng lung linh chiếu qua các ô cửa kính màu, rọi sáng không gian thiêng liêng bên trong.

Những vết cháy xém đã được thay thế bằng các viên đá mới, các trần nhà được xây dựng lại với những chi tiết tinh xảo và những thiên thần vàng óng tỏa sáng từ vị trí trung tâm.

Tổng thống Macron đã không giấu được sự ngạc nhiên khi bước vào qua cánh cửa khổng lồ và ngước lên nhìn những trần nhà được tái tạo. Ông nhấn mạnh rằng nhà thờ giờ đây thậm chí còn đẹp hơn trước, nhờ vào sự tỏa sáng của những viên đá vàng óng ánh và sự tươi mới của các nhà nguyện.

Ông Macron khẳng định: "Công trình phục dựng này, một thách thức mà nhiều người cho là không thể, nay đã thành hiện thực".

Ngoài việc tái tạo lại các chi tiết kiến trúc, nhà thờ còn được trang bị một hệ thống mới để bảo vệ khỏi các vụ cháy trong tương lai. Theo một cơ chế tinh vi, các ống dẫn nước sẽ tự động phun ra hàng triệu giọt nước trong trường hợp có sự cố.

Dự án phục hồi này không chỉ là một biểu tượng của sự kiên cường của người Pháp, mà còn là minh chứng cho sự đoàn kết toàn cầu.

Tổng chi phí cho dự án lên tới gần 700 triệu euro (hơn 739 triệu USD), được tài trợ chủ yếu từ 846 triệu euro quyên góp từ 150 quốc gia trên thế giới.

Khoảng 2.000 người, từ các nghệ nhân chế tác gỗ, kim loại, đá, đến các thợ xây, thợ thủ công, kỹ sư và nhà nghiên cứu, đã chung tay khôi phục nhà thờ. Tổng thống Macron chia sẻ rằng đây là cơ hội để cảm ơn tất cả những người đã cống hiến cho công trình này.

Với sự phục dựng hoàn hảo, Nhà thờ Đức Bà Paris sẵn sàng mở cửa đón khách tham quan vào cuối tuần, từ ngày 7/12 tới.

Trước khi hỏa hoạn xảy ra, Nhà thờ Đức Bà thu hút khoảng 12 triệu du khách mỗi năm. Di tích này dự kiến sẽ đón 14-15 triệu người sau khi mở cửa trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.