Những nữ hòa giải viên nhiệt huyết, trách nhiệm ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều nữ hòa giải viên ở huyện Kbang đã thể hiện sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc hòa giải các vụ mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Hầu hết người dân thôn 1 (xã Đăk Hlơ) đều quý trọng bà Lương Thị Sơn bởi sự uy tín, trách nhiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở. Trước khi nghỉ hưu và được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn và đảm nhận thêm vai trò Tổ trưởng tổ hòa giải thôn 1 vào năm 2019, bà từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đăk Hlơ.

Bà Lương Thị Sơn (bìa phải) trao đổi công việc hòa giải cơ sở với cán bộ xã Đăk Hlơ. Ảnh: R.H

Bà Lương Thị Sơn (bìa phải) trao đổi công việc hòa giải cơ sở với cán bộ xã Đăk Hlơ. Ảnh: R.H

Thôn 1 có 182 hộ với 682 khẩu. Người dân trong thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên thỉnh thoảng xảy ra những tranh chấp liên quan đến đất đai. Mới đây, bà Sơn đã hòa giải thành vụ việc tranh chấp đất đai giữa hộ bà Nguyễn Thị Hiền và gia đình ông Nguyễn Đình Sâm. Trước đó, vào năm 2021, do thấy gia đình ông Sâm khó khăn nên bà Hiền cho mượn gần 1 sào rẫy để canh tác. Năm 2023, bà Hiền đòi lại đất thì ông Sâm không trả dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp.

Khi biết sự việc, bà Sơn đến gặp gỡ 2 bên gia đình để nắm rõ nguyên nhân. Trong quá trình hòa giải, bà tiến hành phân tích về tình, về lý để ông Sâm hiểu vấn đề. Sau đó, ông Sâm đã chủ động trả lại đất cho bà Hiền.

Để hòa giải thành các vụ việc, bà Sơn luôn chủ động tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, bà giải quyết một cách khách quan và công tâm cho cả đôi bên. Bà cũng phân loại các vụ việc và tham khảo ý kiến công chức chuyên môn của xã. Đối với các vụ tranh chấp đất đai phức tạp, vượt cấp, bà chuyển lên chính quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2019 đến nay, bà Sơn phối hợp với các thành viên trong tổ hòa giải tiếp nhận 20 vụ việc mâu thuẫn gia đình, tranh chấp về đất đai. Trong đó, hòa giải thành 18 vụ, chuyển 2 vụ lên cấp trên do vượt thẩm quyền.

“Để 2 bên nhất trí, bắt tay làm hòa, tôi xem xét bên nào khó thì đến gặp gỡ vận động, thuyết phục trước. Tôi cũng mời đại diện các chi hội để phối hợp giải quyết khi có vụ việc liên quan đến hội viên của họ. Đồng thời, mời những người thân, làng xóm để cùng giải quyết đạt hiệu quả. Mỗi lần hòa giải thành, tôi cảm thấy phấn khởi vì làm tròn trách nhiệm của Đảng, chính quyền và người dân giao phó”-bà Sơn bày tỏ.

Tương tự, với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm Tổ trưởng tổ hòa giải thôn 4 (xã Đông), bà Đinh Thị Đách thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình đời sống của người dân.

Đồng thời, bà chủ động nắm bắt, cập nhật các quy định của pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi hòa giải. Bà cũng phân công nhiệm vụ cho các hòa giải viên phụ trách cụm dân cư để nắm thông tin, giải quyết nhanh chóng khi có vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

Bà Đinh Thị Đách (bìa phải) thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình đời sống của người dân để kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng. Ảnh: R.H

Bà Đinh Thị Đách (bìa phải) thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình đời sống của người dân để kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng. Ảnh: R.H

Huyện Kbang có 110 tổ hòa giải ở cơ sở với 665 hòa giải viên, trong đó có 182 hòa giải viên nữ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các tổ hòa giải tiếp nhận 42 vụ việc và hòa giải thành 29 vụ việc.

“Trong thôn chủ yếu xảy ra các vụ tranh chấp liên quan đến tường rào, lối đi, ranh giới đất. Để giải quyết ổn thỏa các vụ việc, tôi trực tiếp đến tận nơi xảy ra tranh chấp để tìm hiểu lịch sử, giấy tờ pháp lý của thửa đất. Sau đó, tôi phối hợp với công chức địa chính xã kiểm tra, đo đạc phần diện tích đất của mỗi bên thực tế đang quản lý, sử dụng để phân định rõ ràng.

Đối với những trường hợp còn vướng mắc, tôi vận động, hướng dẫn để các bên tự thỏa thuận giải quyết với nhau. Từ đầu năm đến nay, tôi phối hợp với tổ hòa giải thôn tiếp nhận 6 vụ việc và hòa giải thành 5 vụ việc, chủ yếu là tranh chấp đất đai”-bà Đách cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Phan Anh Khoa-Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện-thông tin: Hàng năm, Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn. Theo đó, Phòng Tư pháp hướng dẫn, tư vấn một số vụ việc cụ thể mà các tổ hòa giải ở cơ sở thường gặp khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, đơn vị cung cấp thông tin pháp luật và hướng dẫn trình tự, thủ tục liên quan đến công tác hòa giải cơ sở.

“Thời gian tới, Phòng Tư pháp tiếp tục quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở nhằm tăng tỷ lệ hòa giải thành, góp phần giữ vững an ninh trật tự, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”-ông Khoa cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.