Những người thầy nổi tiếng trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên toàn thế giới có những người thầy vô cùng vĩ đại, nhưng người đã góp phần thay đổi cả thế giới nhờ những bài học mà mình để lại. Dù nhiều thế kỷ trôi qua, nhưng tên tuổi của họ vẫn được nhắc đến bằng sự ngưỡng mộ và biết ơn của các thế hệ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng ta hãy cùng vinh danh những người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới.

Khổng Tử  (551 - 479 TCN)

 

 

Khổng Tử là một nhà giáo, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời là người sáng lập ra Nho giáo. Tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Quốc gọi ông là 'Bậc thầy của muôn đời'. Khổng Tử dạy lòng nhân từ là nền tảng của đạo đức. Ngoài các khái niệm cốt lõi của lòng nhân từ, nguyên tắc quan trọng khác từ giáo lý Khổng Tử bao gồm sự công bình và chính nghĩa, học tập và trí tuệ, trung thực và đáng tin cậy, cũng như lòng hiếu thảo, lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ.

Aristotle (384 - 322 TCN)

 

 

Aristotle là một nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại, được coi là học trò xuất sắc của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Hiểu biết của Aristotle vô cùng rộng lớn trên nhiều lĩnh vực cả khoa học lẫn nghệ thuật. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại. Vào năm 322, ông mất do căn bệnh đau dạ dày hành hạ nhiều năm.

Pythagoras (sinh khoảng 580 - 572 TCN - mất khoảng 500-490 TCN)

 

 

Pythagoras là người thầy vĩ đại nhất của môn toán học trong lịch sử thế giới. Ông là người đặt nền móng cho môn hình học với rất nhiều định lý quan trọng. Bên cạnh đó, Pythagoras còn được biết đến như một nhà triết học, một nhà thần bí học với nhiều nghiên cứu về tôn giáo và xã hội.

Galileo Galilee (1564 - 1642)

 

 

Galileo Galilee là nhà vật lý, nhà toán học, triết học và thiên văn học người Ý, ông được biết đến như là người đã tạo ra những cuộc cách mạng vĩ đại của khoa học. Với rất nhiều đóng góp của mình trong thiên văn học, Galileo được gọi là “Cha của Thiên văn học quan sát hiện đại”, “Cha đẻ của vật lý hiện đại” và “Cha đẻ của khoa học hiện đại”.

John Amos Comenius (1590 - 1672)

 

 

“Nếu như thế giới là trường học của nhân loại, thì cuộc đời của mỗi người là trường học từ khi sinh ra cho đến lúc chết”, đây chính là câu nói nổi tiếng của John Amos Comenius, một trong những nhà triết học, lý luận giáo dục vĩ đại của thế giới. Ông cũng là người đưa ra những phương pháp giảng dạy bằng biểu đồ, đồ thị, hình ảnh và các phương tiện trực quan. Chính ông là người đã làm thay đổi cách thức giáo dục trong trường lớp phổ thông.

Isaac Newton (1643 - 1727)

 

 

Không chỉ là một nhà vật lý nổi tiếng nhất mọi thời đại, Sir Isaac Newton cũng được biết đến là một nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà nghiên cứu thuật giả kim và thần học. Thông qua cuốn “Nguyên tắc toán học của Triết học tự nhiên”, Newton đã đặt nền móng đầu tiên cho các định luật cơ học. Ông là người nêu ra 3 định luật cơ bản của chuyển động và lực hấp dẫn trong vũ trụ, mà các học sinh và sinh viên vẫn còn được học ngày nay.

Friedrich Froebel (1782 - 1852)

 

 

Không phải là một người thầy, nhưng Friedrich Froebel là người có đóng góp mang tính cách mạng để làm thay đổi hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Ông là người xây dựng hệ thống nhà trẻ đầu tiên, với các phương pháp sử dụng đồ chơi và phần thưởng trong cách dạy dỗ trẻ em.

Henry David Thoreau (1817 - 1862)

 

 

Henry là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ, với nhiều tác phẩm viết về chế độ nô lệ, kinh tế và xã hội của nước Mỹ. Ông là một người phản đối các chính sách của nước Mỹ về nô lệ, chính vì vậy ông nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người trên thế giới.

Albert Einstein (1879 - 1955)

 

 

Năm 1921, Einstein dành giải Nobel Vật lý cho sự phục vụ của ông với môn Vật lý lý thuyết và khám phá về hiệu ứng quang điện. Đóng góp của ông cho nền khoa học và giáo dục thế giới có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Ngoài các lý thuyết tương đối, Einstein cũng được biết đến với những đóng góp cho sự phát triển của lý thuyết lượng tử mà ngày nay vẫn tiếp tục được dạy cho các học sinh trên toàn thế giới.

Thủy Bình (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.