Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.

Ông Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện-cho biết: “Quan điểm của Thường trực Huyện ủy là hộ được thụ hưởng là chủ thể xây dựng nhà ở cho chính gia đình mình. Do vậy, các hộ có trách nhiệm trực tiếp tham gia quá trình thi công cho đến khi hoàn thiện.

Để đảm bảo chất lượng, ngoài kinh phí được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà, mỗi hộ được thụ hưởng góp thêm bình quân 20 triệu đồng, chung sức làm nhà cho chính gia đình mình”.

ong-tran-dinh-hiep-bi-thu-huyen-uy-mang-yang-thu-6-tu-trai-sang-di-thuc-te-nam-tinh-hinh-cong-tac-xay-dung-nha-dai-doan-ket-cho-ho-ngheo-tai-lang-dak-po-nan-xa-kon-thup-huyen-mang-yang-anh-thanh.jpg
Ông Trần Đình Hiệp-Bí thư Huyện ủy Mang Yang (thứ 3 từ trái sang) đi thực tế nắm tình hình công tác xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo tại làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp. Ảnh: T.N

Bên cạnh đó, Ban Dân vận Huyện ủy tham mưu Thường trực Huyện ủy có văn bản đề nghị các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Quân đoàn 3 đứng chân trên địa bàn hỗ trợ ngày công lao động giúp xây nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo xã Kon Thụp. Đến nay, các căn nhà đều đang trong quá trình thi công, một số nhà đã cơ bản hoàn thành. Ngoài 5 căn nhà do các hộ tự đứng ra triển khai việc xây dựng, trong đợt này, các đơn vị quân đội đã cử cán bộ, chiến sĩ về xã Kon Thụp để trực tiếp làm 10 căn nhà cho dân.

Làng Đăk Pơ Nan có 88 hộ với 419 khẩu. Ông Bưn-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng-cho hay: Làng có tỷ lệ hộ nghèo hơn 61,3% và hộ cận nghèo hơn 29,5%. Triển khai kế hoạch, Lữ đoàn Pháo binh 40 đã cử 15 cán bộ, chiến sĩ đến giúp nhân công xây dựng nhà ở cho 3 hộ nghèo của làng.

Trung úy Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: “Các gia đình đều khó khăn. Chúng tôi cố gắng hoàn thành việc xây dựng nhà trong thời gian sớm nhất để các hộ dọn vào sinh sống ổn định lâu dài”.

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273 cũng phân công 12 cán bộ, chiến sĩ đến giúp xây nhà cho 3 hộ nghèo gồm ông Sân, ông Uên (làng Chuk), bà Kang (làng Đăk Trang). Còn Lữ đoàn Pháo phòng không 234 phân công 13 cán bộ, chiến sĩ đến giúp xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo là ông Gyâm (làng Groi) và bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan). Lữ đoàn Công binh 7 thì phân công cán bộ, chiến sĩ đến giúp xây dựng nhà cho hộ bà San và ông Tuim (làng Pơ Nang).

bo-doi-thuoc-lu-doan-234-giup-xay-nha-cho-ho-ngheo-ho-ba-a-nunh-o-lang-dak-po-nan-xa-kon-thup-huyen-mang-yang-anh-thanh-nhat-h3.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Bà San chia sẻ: “Tôi sống cùng với con gái và 4 đứa cháu ngoại trong ngôi nhà cũ. Chồng tôi là bệnh binh đã mất năm 2020. Cuộc sống cả gia đình chỉ trông chờ vào 3 sào mì và tiền trợ cấp bệnh binh mỗi tháng hơn 1 triệu đồng, không có khả năng làm nhà ở. Nay được giúp đỡ làm nhà mới, tôi rất vui mừng. Tôi cảm ơn các cấp, các ngành, bộ đội giúp đỡ gia đình xây dựng nhà, để có nơi ở ổn định, giảm khó khăn trong cuộc sống”.

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Minh Hà-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho biết: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi, giám sát công tác xây dựng nhà đảm bảo tiến độ, chất lượng cũng như tiến hành thanh quyết toán hồ sơ đúng quy định. Đồng thời, chuẩn bị lễ bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ vào cuối tháng 11 này”.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.