Những loại thuốc không bao giờ nên dùng chung với cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Uống cà phê hàng ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, tuy nhiên uống cùng một lúc hay quá gần thời điểm uống một số loại thuốc có thể không phải ý hay.

Tờ Daily Mail đã có bài phỏng vấn TS Jennifer Bourgeois từ hệ thống tư vấn dược phẩm SingleCare và đưa ra một số lời khuyên quan trọng liên quan tương tác giữa cà phê và một số thuốc.

1. Thuốc cảm lạnh và dị ứng

Nhiều loại thuốc trong nhóm này sử dụng pseudoephedrine, có tác dụng thu hẹp các mạch máu trong đường mũi để giảm sưng và nghẹt mũi.

Tuy nhiên, pseudoephedrine đồng thời kích thích các tế bào trong não chịu trách nhiệm cho phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" giúp chúng ta an toàn khi gặp nguy hiểm.

Uống cà phê tốt cho sức khỏe, nhưng uống chung với thuốc thường không phải là ý hay - Minh họa AI: Anh Thư

Uống cà phê tốt cho sức khỏe, nhưng uống chung với thuốc thường không phải là ý hay - Minh họa AI: Anh Thư

Cà phê cũng kích thích cơ thể theo cách gần giống vậy, vì vậy việc uống cùng lúc sẽ khiến bạn bỗng dưng cảm thấy căng thẳng. Chỉ nên uống các loại thuốc này ít nhất 2 giờ trước tách cà phê hoặc sau 4 giờ trở lên.

2. Insulin trị tiểu đường

Mặc dù cà phê được chứng minh là có lợi cho người tiểu đường nhưng dùng cùng một lúc có thể không phải là ý hay, đặc biệt nếu như bạn thích một ly cà phê nhiều sữa, đường và kem.

Một thứ đồ uống ngọt dùng song song với thuốc trị tiểu đường có thể làm tăng đường huyết và giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy nên trao đổi với bác sĩ về thói quen uống cà phê.

3. Kháng sinh

Một số kháng sinh có thể tương tác với cà phê, ví dụ ciprofloxacin trị một số dạng nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng sinh dục... có thể ức chế quá trình chuyển hóa caffeine, dẫn đến tăng nồng độ caffeine trong máu.

4. Thuốc cao huyết áp

Dạng thuốc chẹn beta trị cao huyết áp cũng nên được uống vào ít nhất 2 giờ trước tách cà phê hoặc sau 4 giờ.

Tuy cà phê và nhóm thuốc này không tương tác trực tiếp nhưng sẽ rất không hợp lý nếu bạn vừa uống thuốc để làm giảm huyết áp, rồi lại dùng ngay một đồ uống có tác dụng làm tăng nhẹ mức huyết áp.

5. Thuốc loãng xương

Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có thể hỗ trợ một số quá trình hấp thụ canxi và tốt cho người bị loãng xương, người lớn tuổi.

Tuy vậy, dùng cà phê để uống thuốc trị loãng xương như như risendronate và ibandronate để làm chậm quá trình phân hủy xương thì không nên, bởi cà phê có thể ngăn cơ thể hấp thụ đủ lượng thuốc.

Công thức trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ cũng phù hợp với tình huống này.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.