Những kẻ lừa đảo "ẩn mình"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân, tổ chức, doanh nghiệp liên tục phản ánh việc một số đối tượng giả danh cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để ép mua các loại sách báo, tài liệu. Đáng chú ý là giá bán các loại sách, tài liệu cao ngất ngưởng. Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân đã mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Từ đầu năm đến nay, các đối tượng đã liên tiếp mạo danh cán bộ, nhân viên Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để lừa bán sách, tài liệu với giá cao. Chưa dừng ở đó, đối tượng lừa đảo còn giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy để bán sách, tài liệu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.     
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Tổng hợp từ thông tin phản ánh, chúng tôi nhận thấy các đối tượng lừa đảo thường gọi điện thoại giới thiệu là cán bộ, nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực mà các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Sau đó, đối tượng thông báo sắp có đợt thanh tra, kiểm tra và yêu cầu mua các loại sách, tài liệu liên quan để bổ sung vào hồ sơ. Nếu không mua thì sẽ bị đoàn kiểm tra làm khó, thậm chí phạt rất nặng. Sau đó, sách thường được gửi tới người mua qua đường bưu điện, yêu cầu người mua trả tiền trước khi nhận hàng. Khi biết mình mắc bẫy, người mua gọi đến số điện thoại người giới thiệu trước đó thì không liên lạc được.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan bị mạo danh đã lên tiếng cảnh báo đó là hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, các đối tượng vẫn tiếp tục sử dụng chiêu trò này để lừa đảo nhiều nơi. Trên thực tế, cơ quan chức năng ở tỉnh ta vẫn chưa phát hiện, xử lý đối tượng nào liên quan đến trò lừa đảo này.
Trước thực trạng đó, nhiều người đặt câu hỏi: Thủ đoạn lừa đảo lộ liễu như vậy mà tại sao nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn bị “sập bẫy”? Vì sao ngành chức năng chưa điều tra, xử lý đến nơi đến chốn?
Theo chúng tôi, sở dĩ các đơn vị, doanh nghiệp bị lừa là bởi một mặt mù mờ về thông tin, mặt khác do mắc nhiều lỗi trong quá trình hoạt động nên luôn thường trực tâm lý lo sợ bị thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng “con bài” thanh tra, kiểm tra để thuyết phục, thậm chí dọa dẫm để đạt được mục đích.
Với câu hỏi vì sao các đối tượng chưa bị phát hiện, xử lý triệt để, theo chúng tôi, nguyên nhân trước tiên có lẽ cơ quan chức năng chưa nhận được thông tin tố giác kịp thời của các đơn vị, doanh nghiệp. Mặt khác, đối tượng giả danh lừa đảo sử dụng thuật “ẩn mình” nên rất khó “điểm mặt chỉ tên”. Cụ thể, quá trình giao dịch giữa kẻ lừa đảo và người bị hại chỉ diễn ra trong các cuộc điện thoại, trong khi đó, việc quản lý thuê bao điện thoại đang là bài toán khó giải. Ngoài ra, quá trình chuyển sách, tài liệu cũng thông qua đường bưu điện. Đặc biệt, qua tìm hiểu hóa đơn tính tiền thì được biết nơi cung cấp sách, tài liệu chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
Việc đấu tranh ngăn chặn trò lừa đảo này là khó khăn, nan giải. Tuy nhiên, không vì thế mà cả xã hội khoanh tay đứng nhìn những kẻ giả danh, lừa đảo mặc sức hoành hành. Nhiều người cho rằng cơ quan chức năng cần tích cực điều tra, xử lý và đầu mối có thể là các đại lý gửi sách, tài liệu qua đường bưu điện. Trong khi chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các đơn vị, doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình bằng việc nói không với những hình thức buôn bán, giao dịch dạng này. Tất nhiên, vấn đề cốt lõi là phải làm ăn chân chính để không phải thun thút lo sợ khi nghe đến thanh tra, kiểm tra.
 Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.