Những hình ảnh ấn tượng về lễ hội Hoa dã quỳ Chư Đăng Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay, thời tiết thuận lợi, hoa dã quỳ nở rộ vẽ lên một bức tranh vàng trên sườn đồi của núi lửa Chư  Đăng Ya… Đó cũng là mùa lễ hội Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai).
Núi lửa Chư Đăng Ya huyện Chư Pah nhìn từ xa
Núi lửa Chư Đăng Ya huyện Chư Pah nhìn từ xa
Tại lễ hội lần này, du khách sẽ chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của hoa Dã quỳ gắn với Núi lửa Chư Đăng Ya, không chỉ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà còn chìm đắm và trải nghiêm các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể thao và quảng bá du lịch mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số như: trình diễn cồng chiêng; biểu diễn nghệ thuật đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng, chế tác nhạc cụ dân tộc; phục dựng nguyên bản Lê hội “Mừng lúa mới”; biểu diễn dù lượn, thi “Vượt đỉnh Núi lửa Chư Đăng Ya”, thi thả diều, thi tiếng hót chim chào mào... 
 Từ sáng sớm, du khách từ khắp nơi đổ về dưới chân núi Chư Đăng Ya.
Từ sáng sớm, du khách từ khắp nơi đổ về dưới chân núi Chư Đăng Ya.
Ngoài ra, du khách còn được tham quan, mua sắm các đồ lưu niệm, đặc sản địa phương, thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và Chư Pah nói riêng tại phiên chợ nông sản của bà con nhân dân tự nuôi trồng, sản xuất.
 Du khách chinh phục đỉnh núi Chư Đăng Ya
Du khách chinh phục đỉnh núi Chư Đăng Ya
Du khách hào hứng với những rặng dã quỳ khoe sắc đầu mùa
Du khách hào hứng với những rặng dã quỳ khoe sắc đầu mùa
Nơi diễn ra lễ hội hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya
Nơi diễn ra lễ hội hoa dã quỳ dưới chân Núi lửa Chư Đăng Ya.
 Đỉnh núi Chư Đăng Ya có độ cao 975m so với mặt nước biển
Đỉnh núi Chư Đăng Ya có độ cao 975m so với mặt nước biển
Nhìn từ đỉnh xuống lòng chảo miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Nhìn từ đỉnh xuống lòng chảo miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Trình diễn dệt thổ cẩm tại lễ hội
Trình diễn dệt thổ cẩm tại lễ hội
Trình diễn đan lát tại lễ hội
Trình diễn đan lát tại lễ hội
Trình diễn tạc tượng tại lễ hội
Trình diễn tạc tượng tại lễ hội
Biểu diễn dù lượn
Biểu diễn dù lượn
 
Biểu diễn cồng chiêng
Biểu diễn cồng chiêng
 
Các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và Chư Pah nói riêng tại phiên chợ nông sản.
Các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và Chư Pah nói riêng tại phiên chợ nông sản.
Đức Thụy (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.