Những cán bộ “dân vận khéo” ở Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Gương mẫu trong cuộc sống, tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, nhiều trưởng ban công tác Mặt trận tại một số thôn, buôn của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò “dân vận khéo”, là hạt nhân trong công tác tuyên truyền, vận động dân làng tham gia xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Tuổi đời còn trẻ nhưng chị Rơ Chăm H’Vót (SN 1992, buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng) đã có hơn 2 năm làm Trưởng thôn. Sau khi các buôn sáp nhập, được người dân tín nhiệm, chị đảm nhận vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Ia Rnho. Ở vị trí mới, chị H’Vót đã nỗ lực vận động người dân thay đổi những tập quán lạc hậu trong sinh hoạt, sản xuất.

Trăn trở trước thói quen nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn hoặc làm chuồng trại gần nhà, ngay trước cổng ngõ, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, chị H’Vót đã dành thời gian đến từng nhà tỉ tê vận động. Một vài nhà tiên phong thực hiện, hàng trăm hộ khác lần lượt làm theo. Buôn có 364 hộ thì chỉ còn vài hộ chưa có điều kiện di dời. Số hộ này đang được bà con trong buôn lên kế hoạch hỗ trợ trong thời gian tới.

Chị H’Vót cho hay: “Thông qua các buổi họp dân, sinh hoạt các chi hội, đoàn thể, tôi vận động người dân tự nguyện ký cam kết bảo vệ môi trường. Từ đó, người dân trong buôn cũng dần ý thức hơn nên tình trạng rác thải gây ô nhiễm trên các tuyến đường, bến nước, nhà sinh hoạt cộng đồng… đã được cải thiện rõ rệt”.

Đánh giá về đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận tại các thôn, buôn, ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho rằng: Ngoài việc tâm huyết, trách nhiệm với công việc, sâu sát cơ sở, Trưởng ban Công tác Mặt trận tại 4 thôn, buôn trên địa bàn xã đã kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân đến cấp ủy, chính quyền địa phương. Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, họ trở thành sợi dây kết nối lòng dân với Đảng trong triển khai các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.

Những cán bộ “dân vận khéo” ở Krông Pa ảnh 1

Chị Rơ Chăm H'Vót-Trưởng Ban công tác Mặt trận buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) tích cực vận động người dân tham gia giữ vệ sinh môi trường, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà. Ảnh: Nguyễn Chi

Tương tự, trên cương vị Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Du (xã Chư Rcăm), ông Rơ Ô Bhót cùng các chi hội, đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động được 200 hộ dân di dời chuồng nhốt gia súc ra xa nhà, hiến hơn 400 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và trên 450 ngày công lao động xây dựng nông thôn mới. Ông Bhót cho biết: “Nguồn thu nhập chính của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên tôi tích cực vận động người dân chăm lo sản xuất, loại bỏ tập tục canh tác lạc hậu, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cuối năm 2022, toàn buôn còn 65/315 hộ nghèo, 294 hộ được công nhận đạt gia đình văn hóa; buôn 2 năm liền được công nhận khu dân cư văn hóa”.

Nhiệt huyết, tận tụy với công việc, sâu sát nắm bắt tình hình thực tế từng hộ gia đình, khu dân cư, ông Ksor Nút-Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Choanh (xã Uar) trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, là hạt nhân gắn kết người dân trong việc đồng lòng giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ bám nắm địa bàn, ông Nút đã vận động người dân chăm lo phát triển sản xuất, không nghe, không tin, không làm theo kẻ xấu. Một số trường hợp như anh Ksor Leng, Nay Be từng bị kẻ xấu dụ dỗ vượt biên thì nay đã chí thú làm ăn, ổn định cuộc sống.

Ở vị trí Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Kơ Jing (xã Ia Hdreh), ông Nay Riu cũng chủ động phối hợp với các đoàn thể trong buôn tham mưu cấp ủy, chính quyền xã quan tâm đến các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Với tinh thần trách nhiệm cao và tận tụy trong tuyên truyền, vận động nên đến đâu ông cũng nhận được sự ủng hộ của mọi người. Những việc làm thiết thực của ông đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Cuối năm 2022, toàn buôn còn 56/278 hộ nghèo; trên 65% hộ đạt gia đình văn hóa, buôn hoàn thành 13/19 tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới.

Trao đổi với P.V, ông Ksor Ngak-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa-khẳng định: Đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp là những người luôn nhiệt huyết, trách nhiệm, là những hạt nhân quan trọng góp phần chuyển tải đồng bộ, toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các cộng đồng dân cư. Họ cũng tham gia xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời là chỗ dựa vững chắc, cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân. Những đóng góp của họ đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát huy, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

An Khê có 1.933 đối tượng được tiếp cận nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

An Khê có 1.933 đối tượng được tiếp cận nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

(GLO)-

Vừa qua, Đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc tại UBND thị xã An Khê về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách giai đoạn 2016-2022. 

Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng các phong trào thi đua

Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng các phong trào thi đua

(GLO)- Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh Gia Lai hiện có 56 Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với 3.189 đoàn viên. Nhiệm kỳ 2017-2023, CĐVC tỉnh đã đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động; góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Hân hoan đón mừng Đại lễ Phật đản

Hân hoan đón mừng Đại lễ Phật đản

(GLO)- Theo Thông bạch của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 ở cấp tỉnh được tổ chức tại lễ đài chùa Bửu Thắng (TP. Pleiku). Các địa phương trong tỉnh tổ chức lễ tại Ban trị sự cấp huyện và ở các chùa, tịnh xá trong tuần lễ Phật đản (từ mùng 8 đến rằm tháng tư).
45 năm nhọc nhằn nuôi con nhiễm chất độc da cam

45 năm nhọc nhằn nuôi con nhiễm chất độc da cam

(GLO)- 45 năm qua, vợ chồng ông Lê Tấn Dũng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) lặng lẽ chăm sóc người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ngày nối ngày, ông bà lo toan từng miếng ăn, giấc ngủ cho người con trai nay đã ở tuổi 45 nhưng thể chất và trí tuệ chỉ như trẻ lên 2.
Chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật

Chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật

(GLO)- Theo thống kê, năm 2021, dân số Việt Nam là 97,75 triệu người, trong đó hơn 7% là người khuyết tật (NKT). Khoảng 2/3 trong số đó được chia vào nhóm khuyết tật nhẹ. Gia Lai có khoảng 16,2 ngàn NKT (trong đó có 7 ngàn phụ nữ), số đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng là 5.575 người.
Gia Lai nỗ lực bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Gia Lai nỗ lực bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(GLO)- Tháng 5 là thời điểm vận động, triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân và là đợt truyền thông cao điểm phát triển người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc. Trong thời điểm này, ngành BHXH Gia Lai phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai đồng loạt các giải pháp, phấn đấu phát triển mới trên 1.000 người tham gia BHXH tự nguyện trở lên.

Truyền thông bảo vệ môi trường cho 100 phụ nữ Đak Đoa

Truyền thông bảo vệ môi trường cho 100 phụ nữ Đak Đoa

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và Tháng hành động vì môi trường năm 2023, ngày 25-5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Đak Đoa tổ chức lớp truyền thông bảo vệ môi trường năm 2023 cho 100 chị là Phó Chủ tịch Hội LHPN cấp xã, Chi hội trưởng và hội viên phụ nữ tại xã Kdang (huyện Đak Đoa).