Nhộn nhịp phiên chợ xuân huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 3 và 4-2, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức phiên chợ Xuân Giáp Thìn 2024. Phiên chợ đã thu hút đông đảo người dân đến mua sắm các loại thực phẩm sạch, sản phẩm OCOP về sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Nhộn nhịp mua bán

Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, không khí mua bán tại khu vực Công ty Thương mại 25 cũ (thị trấn Đak Đoa) trở nên nhộn nhịp. Nơi đây không chỉ có chợ hoa xuân mà còn có phiên chợ xuân do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức với 16 gian hàng bán các loại nông sản, sản phẩm OCOP.

Bà Võ Thị Hồng Ngọc (thôn 5, thị trấn Đak Đoa) cho biết: Phiên chợ có nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm sạch và sản phẩm đã qua chế biến được công nhận OCOP. Các sản phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá niêm yết cụ thể nên người tiêu dùng yên tâm mua về sử dụng.

“Đến với phiên chợ xuân năm nay, tôi đã mua một số mặt hàng sử dụng trong những ngày Tết như: mít, chuối sấy giòn, các loại hạt và tinh dầu thảo mộc... Hy vọng huyện sẽ thường xuyên tổ chức những phiên chợ như thế này để người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm chất lượng”-bà Ngọc chia sẻ.

Người dân tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại phiên chợ Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: N.D

Người dân tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại phiên chợ Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: N.D

Còn ông Trương Xuân Hồng (tổ 8, thị trấn Đak Đoa) thì cho hay: Phiên chợ xuân giúp người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm cần thiết trong ngày Tết.

“Hàng hóa ở phiên chợ xuân 2024 có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá rõ ràng. Mua hàng ở đây cũng là cách mình ủng hộ bà con nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp của huyện sản xuất nông nghiệp sạch và có chất lượng”-ông Hồng nói.

Đưa hàng đến bán tại phiên chợ, bà Phạm Thị Bình (làng Ó, xã Ia Vê, huyện Chư Prông) chia sẻ: “Cơ sở trà Nam Phúc của tôi từng tham gia phiên chợ nông sản an toàn huyện Đak Đoa. Tại phiên chợ xuân 2024, tôi đưa bộ sản phẩm trà thảo mộc được công nhận OCOP đến bán và được nhiều người tiêu dùng đón nhận”.

Tạo động lực trong năm mới

Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ cơ sở Hưng Liên (thôn Hàm Rồng, xã Ia Băng) cho hay: “Tham gia phiên chợ xuân năm nay, chúng tôi bán được nhiều sản phẩm OCOP như: trà túi lọc khổ qua, cà phê bột, trà đinh lăng…

Qua phiên chợ, thương hiệu Hưng Liên được nhiều người biết đến. Đây là động lực để cơ sở tiếp tục đầu tư nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương trong năm 2024”.

Bà Liên (bên phải) đang giới thiệu các sản phẩm của cơ sở đến người tiêu dùng. Ảnh: N.D

Bà Liên (bên phải) đang giới thiệu các sản phẩm của cơ sở đến người tiêu dùng. Ảnh: N.D

Còn bà Phương (làng Weh, xã Hà Bầu) thì phấn khởi nói: “Từ trước đến giờ, tôi đều tham gia các phiên chợ nông sản an toàn do huyện tổ chức để bán các mặt hàng nông sản sạch của xã Hà Bầu như: gạo, dưa leo, khoai lang… Riêng phiên chợ xuân 2024, hàng hóa tiêu thụ rất tốt. Ngoài mua tại chỗ thì nhiều khách hàng còn gọi điện đặt ship về tận nhà”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời giúp người tiêu dùng có cơ hội mua các sản phẩm an toàn, đáng tin cậy, những năm gần đây, huyện thường xuyên tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn.

Các phiên chợ đã thu hút được nhiều chủ thể ở các xã, thị trấn tham gia. Riêng phiên chợ xuân 2024 có nhiều sản phẩm đã qua chế biến được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.

Đây là động lực để Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao nhằm nâng tầm sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, tăng cường kết nối giữa các chủ thể, hợp tác xã, doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.