Nhộn nhịp chợ Tết online

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tết là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng rất mạnh. Bên cạnh hoạt động mua bán tại các chợ truyền thống, việc mua sắm thực phẩm online cũng đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Mứt homemade lên ngôi

Có lẽ chưa bao giờ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại đáng quan ngại như hiện nay khi lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện các vụ sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Trong đó, thông tin về việc nhiều cơ sở sản xuất mứt Tết bằng hóa chất Trung Quốc đang khiến người tiêu dùng không khỏi lo sợ. Chính vì vậy, mặt hàng mứt homemade (mứt làm tại nhà) ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn dù giá luôn cao hơn so với hàng bán sẵn trên thị trường. Chị Tú-một người bán mứt homemade trên mạng xã hội facebook, chia sẻ: “Đây là năm thứ 2 mình làm mứt dừa non để bán trong dịp Tết. Sản phẩm của mình hoàn toàn dùng màu từ rau củ quả như màu xanh làm từ lá dứa, màu tím là lá cẩm, màu vàng là chanh dây, màu hồng là củ dền đỏ... Nhờ được tin tưởng nên đơn đặt hàng kha khá với giá bán 240 ngàn đồng/kg”.

 

Mua sắm online đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Ảnh: internet
Mua sắm online đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Ảnh: internet

Chị Minh Hằng (đường Nguyễn Trãi, TP. Pleiku) tuy mới bắt tay làm các loại mứt truyền thống nhưng cũng được nhiều người đặt mua qua mạng. Nói về ý tưởng kinh doanh này, chị Hằng bộc bạch: “Cách đây chừng 1 tháng, thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, mình lên mạng tìm hiểu cách làm mứt. Mình mới ra lò những mẻ mứt đầu tiên nhưng đã được khách hàng đón nhận”.

Không riêng gì mứt homemade, thịt bò khô, gà xé lá chanh, bò ngâm giấm, giò chả, nem chua, dưa kiệu (những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết) cũng được các chủ hàng giới thiệu rất nhiều trên mạng.

Rộ kinh doanh đặc sản vùng miền

Trong dịp Tết năm nay, chị Thanh Tâm (tổ 8, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nảy ra ý tưởng kinh doanh online hàng đặc sản 3 miền. Theo chị Tâm, nguồn hàng một phần từ người quen ở vùng miền đó, một phần mua lại từ những người bán trên mạng xã hội. Sau khi kiểm chứng về chất lượng cũng như giá cả, chị bắt đầu nhập hàng về giới thiệu với bạn bè và đăng bán trên mạng. Các sản phẩm chị Tâm bán gồm: mực một nắng Nha Trang, miến dong Phia Đén (Cao Bằng), bánh đa nem Củ Chi, thịt trâu gác bếp Sơn La, vỏ bưởi sấy Đà Lạt, rượu làng Vân (Bắc Giang)… Chị Tâm chia sẻ: “Nhiều khi chỉ cần nghe tên lạ, khách hàng đã tò mò muốn tìm mua dùng thử. Mình chỉ dám nhập một ít đặc sản, chứ trên thị trường online có rất nhiều thực phẩm đặc sản vùng miền”.

Với đủ thứ tiện lợi, việc sắm Tết qua mạng ngày càng được nhiều người lựa chọn. So với chợ truyền thống, chợ online có phương thức giao dịch thuận tiện, hàng hóa phong phú và giá cả thường mềm hơn nhiều vì không phải tốn chi phí mặt bằng, nhân công… Với người có quỹ thời gian eo hẹp thì việc mua sắm qua các trang thương mại điện tử, mạng xã hội sẽ giúp việc chuẩn bị Tết trở nên thảnh thơi hơn rất nhiều. Chị Huỳnh Hoa (322 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku), một người thường xuyên mua sắm online, cho hay: “Với các trang thương mại điện tử uy tín, mình ngồi nhà vẫn có thể tìm mua bất cứ thứ gì, nhất là dịp Tết này hàng quần áo, giày dép, bánh mứt, kể cả hoa tươi đều được giao tận nơi. Việc mua sắm online rất thuận tiện, giá cả lại mềm hơn nhiều so với mua ở các shop, chưa kể mẫu mã đa dạng. Không cần mất thời gian, mình đã sắm Tết tương đối đầy đủ. Chưa kể, mình còn săn lùng nhiều thực phẩm là đặc sản vùng miền vốn  không bán ở thị trường tỉnh ta”.

Thuận tiện là vậy nhưng người tiêu dùng nên tìm cho mình một địa chỉ uy tín để đặt mua nhằm tránh bị lừa đảo hay mua phải hàng kém chất lượng.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.