Nhóm 'chuyên cơ bí ẩn' trinh sát từ Biển Đông đến biển Hoa Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ cuối tháng 3 đến nay, Mỹ đã điều động các chuyên cơ, với trang bị đặc biệt để thu thập thông tin tình báo, do thám và trinh sát, tiến hành hơn 150 phi vụ ở các khu vực xung quanh Trung Quốc như Biển Đông, biển Hoa Đông…

 Máy bay trinh sát biển N9191 được xem là phiên bản đơn giản của máy bay săn ngầm P-8 Poseidon Ảnh: Flyteam
Máy bay trinh sát biển N9191 được xem là phiên bản đơn giản của máy bay săn ngầm P-8 Poseidon Ảnh: Flyteam



Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI), thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), vừa công bố báo cáo liên quan hoạt động do thám, trinh sát của Mỹ ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

3 chuyên cơ với hơn 150 phi vụ

Theo đó, từ cuối tháng 3 đến ngày 11.11, Mỹ đã điều động 3 chuyên cơ như vậy. Cụ thể, Mỹ ngày 30.3 điều động máy bay trinh sát biển mang số hiệu N9191 đến căn cứ Kadena ở TP.Okinawa (Nhật Bản) để hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Máy bay N9191 được phát triển từ dòng chuyên cơ Challenger 600 của Hãng Bombadier và có thể xem là một phiên bản đơn giản hơn được phát triển từ dòng máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon.

Từ ngày 30.3 - 11.11, chuyên cơ này đã tiến hành 139 lần xuất kích hoạt động ở biển Hoa Đông, khu vực Hoàng Hải, eo biển Đài Loan và 17 lần xuất kích đến Biển Đông. Trong một số lần hoạt động ở Biển Đông, vì phải bay trong thời gian dài nhưng không thể tiếp nhiên liệu trên không, nên phải hạ cánh xuống căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu.


 

Máy bay ISR số hiệu N488CR của Mỹ đã hoạt động ở nhiều vùng biển gần Trung Quốc - Ảnh: Gomez
Máy bay ISR số hiệu N488CR của Mỹ đã hoạt động ở nhiều vùng biển gần Trung Quốc - Ảnh: Gomez



Ngày 25.7, Mỹ điều tiếp máy bay tình báo, do thám và trinh sát (ISR) số hiệu N488CR cất cánh đến Nhật. Đến ngày 28.7, máy bay này hạ cánh xuống căn cứ Misawa thuộc tỉnh Aomori (Nhật), rồi bay tiếp đến căn cứ Kadena. Đây là máy bay ISR đa nhiệm tối tân được phát triển từ chuyên cơ Challenger 600.

Sau đó, từ ngày 3.8, chuyên cơ N488CR bắt đầu các chuyến trinh sát ở Biển Đông, biển Hoa Đông (có bay qua eo biển Đài Loan)... Đến ngày 18.9, máy bay ISR này bay về hướng biển đen, rồi hoạt động ở khu vực gần Nga. Trong giai đoạn ở Thái Bình Dương, N488CR có gần 20 lần xuất kích đến các vùng biển trên.

Chiều 18.8, một chuyên cơ trinh sát tầm thấp mang số hiệu N334CA của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Manila (Philippines). Được phát triển từ dòng chuyên cơ “King Air” Beechcraft 350, máy bay trinh sát N334CA cho phép theo dõi, thu thập tín hiệu và kết nối với trung tâm chỉ huy mặt đất để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. N334CA đã thực hiện nhiều chiến dịch trinh sát ở khu vực Philippines.

Thông điệp mạnh mẽ

Việc điều động máy bay ISR được giới chuyên gia quốc tế đánh giá là mang thông điệp mạnh mẽ từ Washington gửi đến Bắc Kinh.

 

Chuyên cơ trinh sát N334CA hạ cánh xuống Nhật Bản trước khi bay đến Philippines hồi tháng 8-Ảnh: flyteam
Chuyên cơ trinh sát N334CA hạ cánh xuống Nhật Bản trước khi bay đến Philippines hồi tháng 8-Ảnh: flyteam


Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) phân tích trong chiến tranh hiện đại, khả năng nhanh chóng phát hiện, xác định và nhắm mục tiêu các mối đe dọa có ý nghĩa then chốt quyết định thắng thua.

“Với sự hiện diện của máy bay ISR ở Thái Bình Dương, lục quân có thể hỗ trợ hải quân khi tạo ra trung tâm tích hợp gần như tức thì đất đối đất, chống hạm và các hệ thống phòng thủ tên lửa. Việc tích hợp này có thể cộng lực từ nhiều lực lượng của Mỹ và đồng minh trong khu vực Indo-Pacific, trong đó có Biển Đông. Các nền tảng trinh sát và tình báo trên không đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin ở mức sát với thời gian thực”, cựu đại tá Schuster phân tích.

Tương tự, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho biết: “Máy bay ISR là phương tiện quan trọng để chỉ huy và kiểm soát hoạt động quân sự, bởi có thể dễ dàng thu thập thông tin của đối phương lẫn đồng minh. Máy bay ISR là công cụ hoàn hảo từ trên không để đáp ứng nhu cầu hoạt động quân sự ở mặt đất”.

Đầu tháng 8, tướng lục quân Mỹ James C.McConville tiết lộ nước này đang phát triển các hệ thống tên lửa tấn công tàu chiến để ứng phó Trung Quốc ở Indo-Pacific, trong đó có Biển Đông.

Theo TS Nagao, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) hầu hết là khu vực biển và đảo nên lực lượng lục quân bị hạn chế hoạt động. Trong khi đó, lục quân Mỹ gần đây thể hiện một vai trò lớn hơn ở khu vực này bằng những cách thức mới.

Về bản chất thì lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ lâu nay vận hành nhiều loại khí tài, vũ khí giống nhau như xe tăng, xe bọc thép, pháo… Ở Indo-Pacific, các phương tiện như thế lại khó phát huy tác dụng và quá nặng nề để triển khai. Vì thế, việc triển khai máy bay ISR giúp cho lục quân Mỹ thể hiện tốt hơn vai trò trên biển, nhằm chiếm ưu thế trinh sát và chỉ huy từ trên cao.

Theo PHÁT TIẾN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.