Nhớ lần băng rừng vào thác 50

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tôi công tác ở vùng sâu, vùng xa thuộc Bắc Tây Nguyên nên việc băng rừng lội suối là chuyện thường ngày. Có khi vì nhiệm vụ, một mình mang ba lô lội bộ 40-50 km đường rừng là bình thường.

Chuyện lạc rừng với tổ công tác chúng tôi cũng thường xuyên xảy ra. Nhưng, chuyến đi rừng khiến tôi nhớ mãi chính là lần cùng nhóm bạn già sau khi về hưu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang).

Hồi ấy, đường đến thác 50 (thác Hang Én) phải đi vòng khá xa và gian khổ, ít đoàn du khách tìm đến vì hành trình không mấy thuận lợi. Đoàn chúng tôi gồm 5 anh em ở độ tuổi 60-70 cũng muốn thử sức mình bằng chuyến dã ngoại đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với sự chuẩn bị cả về tâm lý và sức khỏe. Không những vậy, chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ của Ban Quản lý Khu Bảo tồn khi cử cán bộ kiểm lâm là thanh niên trẻ khỏe, có cả cô y tá của đơn vị làm hướng dẫn viên, đem theo các trang bị cần thiết.

Sáng sớm hôm ấy, chúng tôi lên đường bằng phương tiện xe máy cày kéo theo rơ moóc, vì theo người dân ở đây, chỉ có chiếc đầu kéo máy cày này mới “trị” được con đường gian truân ấy. Tất cả anh em chúng tôi ngồi lên chiếc rơ moóc, một số anh chị kiểm lâm viên chở nhau bằng xe máy vượt cung đường đầy trắc trở. Con đường rừng sau mùa mưa bị xói mòn rất nặng, chiếc máy cày hết lên dốc lại xuống đèo, có những đoạn lầy lội phải dùng tời kéo mới vượt qua được con dốc trơn trượt.

Thác 50 là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh: Phương Vi

Thác 50 là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh: Phương Vi

Cuối cùng, chúng tôi đến một làng Bahnar nhỏ ở một vùng đất rộng bằng phẳng. Từ đây, dưới sự hướng dẫn của lực lượng kiểm lâm, chúng tôi khoác ba lô và lội bộ. Chúng tôi cứ men theo cánh rừng già, ven bờ dòng suối đi về phía thượng nguồn. Tôi bị trượt ngã nhiều lần khiến cái chân vốn sưng khớp trước đây nay lại bước đi thêm khó khăn. Tôi phải nhờ các kiểm lâm viên hỗ trợ mang giúp tư trang, chỉ còn chiếc gậy và bộ đồ ướt đẫm trên mình.

Khi mặt trời đã ngả về Tây, đoàn chúng tôi mới đến được khu vực dưới thác. Tiếng thác reo cùng không khí trong lành, mát mẻ khiến ai nấy quên mệt nhọc. Mọi người dừng lại nghỉ dưới lòng thác đẹp trong không gian đầy lãng mạn. Chiều đã rớt nhanh trong cánh rừng già. Chúng tôi rời địa điểm từ chân thác lên đầu ngọn thác để chuẩn bị cơm chiều và đốt lửa nghỉ qua đêm. Chúng tôi phải leo lên một con dốc thẳng đứng với sợi dây rừng mỏng manh mà anh em kiểm lâm đã cột trước đó, khá nguy hiểm. Phía trên đầu dốc là hòn đá chắn ngang, phải tháo ba lô, lách nghiêng người mới luồn qua được.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được đầu con thác 50 và “đóng quân” bên bờ suối. Anh em kiểm lâm khá thạo với nếp sống ở rừng nên vừa đến nơi đã phân nhau đi tìm củi khô, tìm cây mắc võng, người nấu cơm, người đi suối thả lưới bắt cá và mò ốc… Loáng cái, họ đã đem về nào cá, nào ốc, một phần đem nướng, phần nấu canh với rau rừng. Và, bữa cơm chiều giữa rừng hôm ấy quả là ngon miệng và thú vị hơn bao giờ hết.

Anh em chúng tôi vừa ăn cơm xong thì bóng tối đổ sập lên cánh rừng yên ắng, chỉ còn nghe tiếng thác đổ ầm ào. Những bếp lửa trong đêm đỏ rực một góc rừng nhưng vẫn không xua nổi cái lạnh về đêm, càng về khuya càng lạnh. Chúng tôi được anh em kiểm lâm nhường lại võng để ngủ, còn họ trải bạt nằm xoay vòng bên bếp lửa. Nhưng dường như không ai chợp mắt được. Mọi người đều đến vây quanh bếp lửa để sưởi ấm.

Buổi sáng ở rừng, không gian trở nên vui nhộn hơn, tiếng chim líu lo hòa cùng tiếng thác reo. Ánh nắng ban mai rọi vào dòng thác quyện vào hơi nước bốc lên như sương khói mờ ảo tạo nên sắc cầu vồng óng ánh. Chúng tôi không ai bảo ai cùng sắp xếp tư trang gọn gàng vào ba lô để chuẩn bị hành trình trở về.

Đoàn chúng tôi không đi lại đường cũ để về bãi tập kết mà được hướng dẫn đi vòng trên sườn núi cao khoảng 900 m so với mặt biển và đổ dốc dài khá vất vả. Đi được một đoạn đường rừng, anh bạn lớn tuổi nhất trong đoàn chúng tôi, có lẽ vì đêm mất ngủ nên huyết áp có vấn đề. Chúng tôi tản ra, ngồi nghỉ và dõi theo cô y tá tận tình chăm sóc bệnh nhân. Và, sau khoảng 40 phút, chúng tôi mới tiếp tục cuộc hành trình.

Chuyến đi rừng của nhóm hưu trí chúng tôi đã trở thành một kỷ niệm khó quên. Chia tay với các cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, chúng tôi hứa sẽ trở lại để tham quan những thác đẹp ở đây và sẽ quảng bá rộng rãi để mọi người có thể tìm đến vùng thiên nhiên tuyệt vời ở vùng Đông Trường Sơn đầy kỳ thú này. Riêng thác 50 nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng và con đường đến với “nàng công chúa ngủ trong rừng” đã được rút ngắn, việc đi lại cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.