Nhiều học sinh từ chối học đại học, chọn cho mình lối đi riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhiều thí sinh đã mạnh dạn chuyển hướng chọn các lối đi khác.
Thay vì vào đại học, nhiều thí sinh chọn lối đi riêng cho mình. Ảnh minh hoạ: Phan Liên
Thay vì vào đại học, nhiều thí sinh chọn lối đi riêng cho mình. Ảnh minh hoạ: Phan Liên

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học đợt 1, có khoảng hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học. Con số này chiếm gần một phần ba tổng số thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT.

Là một trong số hơn 300.000 thí sinh không đăng kí bất kỳ nguyện vọng xét tuyển đại học nào, Lê Ngọc Ánh - học sinh Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cho biết, em sẽ học tiếng để đi xuất khẩu lao động. Lựa chọn này của Ánh là mong ước được “đổi đời” vì gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn.

"Từ bỏ đăng ký xét tuyển vào đại học hoàn toàn do em quyết định và.không chịu bất cứ sự tác động nào từ gia đình, thầy cô hay bạn bè. Em nghĩ, chỉ có xuất khẩu lao động mới có thể giúp em thoát nghèo và chia sẻ gánh nặng kinh tế với mẹ” - Ngọc Ánh bộc bạch.

Mặc dù được đánh giá là học sinh giỏi, năm nào cũng nhận được học bổng hỗ trợ từ nhà trường, Ngọc Ánh chấp nhận từ bỏ con đường vào học đại học. Em xác định, học đại học thì không thể chi trả số tiền học phí cũng như sinh hoạt hàng tháng.

“Em là người không ngại vất vả, đi xuất khẩu lao động cũng là cách kiếm tiền chân chính đồng thời còn đỡ đần được mẹ và các em. Thay vì cứ cố chấp học đại học theo mong muốn bản thân mà mọi người phải chạy vạy khắp nơi thì em sẽ chọn đi xuất khẩu lao động. Em dự tính đi xuất khẩu lao động 4 - 5 năm rồi sau đó trở về xin một công việc gần nhà để làm” - Ngọc Ánh nói.

Không riêng Ngọc Ánh từ chối bước vào cánh cổng trường đại học, em Trịnh Thuỳ Linh - học sinh Trường THPT C Bình Lục (Hà Nam) cũng lựa chọn con đường du học theo hệ vừa học vừa làm.

Lý do em đưa ra, một phần là nhìn vào thực tế nhiều anh chị khoá trước tốt nghiệp đại học ra khó xin việc. Phần nữa, là nữ sinh đánh giá, năng lực học tập của mình không quá nổi trội, khó có cơ hội thi đỗ vào các trường đại học top đầu. Với các trường đại học tầm trung, cơ hội việc làm lại càng khó khăn hơn.

“Các trường đại học danh tiếng thì em không thi được. Còn nếu chỉ muốn học đại học ở các trường loại khá thì điều đó đơn giản. Nhưng học xong mà không xin được việc thì rất phí phạm công sức và tiền bạc. Do đó, em đã quyết định học tiếng để đi du học” - Thuỳ Linh bày tỏ.

Thuỳ Linh chọn học tiếng để đi du học theo hệ vừa học vừa làm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thuỳ Linh chọn học tiếng để đi du học theo hệ vừa học vừa làm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sau nhiều ngày cân nhắc, nữ sinh đã chọn con đường du học Đức với ngành Quản trị khách sạn. Vừa học lý thuyết lẫn thực hành sẽ khiến em có thêm kinh nghiệm và ứng dụng thực tế.

“Em đã đăng kí học tiếng được 1 tháng. Lựa chọn sang Đức sẽ giúp em mở rộng cơ hội việc làm hơn thị trường trong nước. Em thấy có không ít bạn trẻ chỉ với học nghề hoặc tự học có thể khởi nghiệp thành công. Dù bạn học gì đi chăng nữa thì việc học cũng để phục vụ cho công việc sau này” - Thuỳ Linh tâm sự.

Khác với Ánh và Linh, em Lục Gia Hưng - học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn (Quảng Ninh) không chọn học đại để đi xuất khẩu lao động.

Trước mắt, Hưng sẽ đăng kí tham gia một lớp học nghề chuyên sâu có liên quan tới nghề nghiệp khi học ở trung tâm.

“Tốt nghiệp THPT cũng là lúc em đủ 18 tuổi - độ tuổi đủ trưởng thành và em cần có trách nhiệm với các quyết định của mình. Cánh cổng trường đại học đã từng là ước mơ của em nhưng nó không phải là con đường duy nhất để giúp em tự tin vào đời. Em sẽ xin tiền bố để học chuyên sâu một ngành nghề phù hợp với mình” - Hưng tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.