Gần 292.000 thí sinh từ chối cơ hội xét tuyển vào đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 292.000 thí sinh đã từ chối cơ hội xét tuyển vào đại học, không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT

Bộ GD-ĐT cho biết kết thúc thời hạn đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023 ngày 30-7, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2023, chỉ có 660.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học. Ảnh minh họa

Năm 2023, chỉ có 660.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học. Ảnh minh họa

Điều này đồng nghĩa với gần 292.000 thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023.

So với năm 2022, tỉ lệ nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển năm nay vẫn cao hơn (năm 2022, tỉ lệ này là 64,07% với 325.716 em không nhập nguyện vọng lên hệ thống).

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, ngay sau khi thí sinh đăng ký nguyện vọng, việc đóng lệ phí xét tuyển là thao tác quan trọng. Nếu thí sinh không thanh toán lệ phí xét tuyển thì sẽ không được công nhận nguyện vọng nào. Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, từ ngày 31-7 đến 17 giờ ngày 6-8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển ĐH theo hình thức trực tuyến, chia thành 6 đợt, tùy từng tỉnh, thành. Cụ thể:

- Từ 00 giờ ngày 31-7-2023 đến 17 giờ ngày 1-8: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

- Từ 00 giờ ngày 1-8 đến 17 giờ ngày 2-8: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hải Phòng.

- Từ 0 giờ ngày 2-8 đến 17 giờ ngày 3-8: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Từ 0 giờ ngày 3-8 đến 17 giờ ngày 4-8: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.

- Từ 0 giờ ngày 4-8 đến 17 giờ ngày 5-8: TP HCM, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.

- Từ 0 giờ ngày 5-8 đến 17 giờ ngày 6-8: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Từ ngày 12 đến 20-8, Bộ GD-ĐT cùng các trường bắt đầu quy trình xét tuyển và xử lý nguyện vọng, xác định nguyện vọng cao nhất trúng tuyển của thí sinh. Ngày 22-8, công bố điểm chuẩn đợt 1 trước 17 giờ. Ngày 15-8, thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước 17 giờ. Từ ngày 7-9, các trường thông báo kế hoạch tuyển sinh bổ sung trên cổng thông tin điện tử của mình.

Có thể bạn quan tâm

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.