Nhanh tay "mắc màn" cho lợn, chủ trang trại tự tin đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng bị thiệt hại một nửa đàn lợn do dịch tả lợn châu Phi, nhưng đến nay anh Lê Năng Công ở Thanh Oai (Hà Nội) đã tái đàn thành công, bán đúng thời điểm giá lợn hơi tăng cao. Báo NTNN /Dân Việt xin giới thiệu bài viết của anh Lê Năng Công về những kinh nghiệm quý trong phòng chống dịch bệnh để bạn đọc tham khảo.
 

Yên tâm tái đàn lợn nhờ hiểu rõ dịch bệnh

Giá lợn hơi trên thị trường hiện vẫn đang rất cao, khiến một số người chăn nuôi đứng ngồi không yên, mong muốn tái đàn. Tuy nhiên, tái đàn lúc này cũng là một sự liều lĩnh bởi giá lợn giống vừa đắt đỏ, vừa khan hiếm, và quan trọng nhất là dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn đang rình rập.

Theo kinh nghiệm của tôi: DTLCP xảy ra với trang trại hở là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do ruồi, đây là nguyên nhân chính. Ruồi thường kiếm ăn ở nơi bẩn thỉu, xác chết, bay đi khắp nơi và dễ dàng mang mầm bệnh từ nơi này tới nơi kia. Thứ hai là do lợn ăn thức ăn chứa virus gây bệnh. Đối với trại kín, DTLCP xảy ra là do thức ăn nhiễm bệnh và an toàn sinh học kém.

Hiện tôi có trang trại chăn nuôi hơn 200 con lợn các loại và áp dụng mô hình chuồng hở. DTLCP xảy ra, trang trại của tôi đã phải tiêu hủy hơn một nửa số lợn, số còn lại tôi dùng lưới mắc màn kín không cho ruồi, muỗi xâm nhập, thực hiện nấu chín thức ăn...

Đến nay, sau 6 tháng thực hiện biện pháp này, trang trại của tôi vẫn bình an vô sự, đàn lợn phát triển khỏe mạnh.


 

Toàn bộ ô chuồng nuôi lợn được anh Công sử dụng lưới ngăn ruồi muỗi, chuột, gián… xâm nhập. T.G
Toàn bộ ô chuồng nuôi lợn được anh Công sử dụng lưới ngăn ruồi muỗi, chuột, gián… xâm nhập. T.G



Thực tế tại trang trại của tôi cho thấy, với mô hình chuồng hở, trại thường xuất hiện nhiều ruồi do có cá rô phi nhập về để chế biến làm thức ăn cho gà, lợn. DTLCP xảy ra với dãy lợn thịt trước, tôi đã báo thú y xã tiêu hủy ngay và xin khoanh lại các dãy chưa bị dịch để cách ly bằng lưới cước. Trước tiên để cứu lợn, sau đó tôi chuyển dần sang dùng lưới chắn muỗi bằng inox và cải tạo lại toàn bộ chuồng theo hướng an toàn sinh học.
 


Tôi xin có lưu ý nhỏ là hiện nay giá lợn hơi đang ở mức rất cao nhưng tương lai không biết thế nào, do đó bà con cần tái đàn thật thận trọng, chia thành nhiều giai đoạn để nếu giá lợn hơi xuống, cũng đỡ thiệt hại".
 

Anh Lê Năng Công (email: congcucki@gmail.com)

Kết quả, trang trại của tôi bị chết và phải tiêu hủy khoảng 100 con lợn, giữ lại hơn 100 con. Sau 2 tháng kể từ ngày dịch bùng phát, không có con lợn nào bị mắc dịch và chết nữa.

Tôi đã gửi mẫu xét nghiệm ra Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương 2 lần (lần 1 gửi 10 mẫu, lần 2 gửi 15 mẫu gồm cả mẫu môi trường, mẫu máu lợn). Kết quả toàn bộ các mẫu âm tính.

Bài học phòng chống dịch

Qua theo dõi thực tế, tôi nhận thấy đối với trại hở (phần lớn là các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ) hoặc trang trại có quy mô vừa và nhỏ không được bảo vệ khỏi côn trùng ruồi, muỗi, chuột... Khi môi trường xung quanh có nguồn bệnh thì ruồi muỗi sẽ mang mầm bệnh đến và gây bệnh.

Đối với trại kín, phần lớn trang trại kín bị bệnh là do công tác an toàn sinh học kém, để lọt côn trùng gây bệnh vào trại; nguồn thức ăn nhiễm bệnh (nhiễm ở vỏ bao bì, có thể nhiễm ở trong thức ăn - cám viên), hoặc nhân viên, hoặc nước uống...

Do đó, tôi có đề xuất: Thứ nhất, với hộ chăn nuôi chuồng hở, trước mắt cần nhanh chóng "mắc màn" cho chuồng lợn của mình: Có thể sử dụng lưới cước, lưới inox (lưới inox chống muỗi, loại SUS 304, giá thị trường 45.000 đồng/m2), sao cho không để cho ruồi, muỗi, chuột... xâm nhập.


 


Khi xây chuồng, bà con có thể làm rãnh thoát nước với các ống thoát nằm chìm trong nước thải, côn trùng sẽ không lọt vào được. Ống thoát nước có thể quay lên khi ta cần vệ sinh chuồng. Lối đi giữa 2 dãy chuồng luôn có vôi để sát trùng; máng ăn, tường ốp gạch men để dễ vệ sinh.

Thực hiện nấu chín thức ăn cho lợn nếu nông hộ tự cung cấp thức ăn (nấu chín tới khi nào có vaccine DTLCP thì thôi).

Không sử dụng nước mặt cho ăn uống, tắm rửa chuồng trại. Nếu buộc phải dùng thì cần dùng hóa chất khử trùng để diệt mầm bệnh. Chia nhỏ quy ô chuồng để khi chẳng may xảy ra dịch sẽ hạn chế thiệt hại. Thực hiện tốt công tác an toàn sinh học.

Bình tĩnh khi xảy ra dịch vì bệnh chỉ lây lan qua con đường tiếp xúc. Khi lợn nhiễm bệnh, chỉ nên tiêu hủy từng ô chuồng bị bệnh (toàn bộ ô), các ô khác chưa chắc đã bị cần theo dõi thêm.

Về lâu dài: Chuyển hẳn sang kiểu chuồng kín để hạn chế dịch bệnh. Nên thiết kế lối đi giữa 2 dãy chuồng là rãnh chứa nước (có đổ vôi) vừa có tác dụng làm mát, vừa có tác dụng sát trùng tránh lây chéo các ô chuồng do bắt buộc phải đi qua. Hoặc với chuồng 1 dãy cũng nên có rãnh chứa nước vôi trước mặt để đi qua.

Cửa vào khu chăn nuôi nên làm 2 khoang: Khoang 1 để vận chuyển thức ăn vào (nếu có ruồi muỗi xâm nhập ta diệt luôn), khoang 2 mới là khu chăn nuôi.

Thứ hai, với hộ chăn nuôi chuồng kín, họ có tính chuyên nghiệp khá cao, hiểu biết nên chỉ cần tránh ruồi, muỗi, côn trùng xâm nhập; thực hiện tốt công tác an toàn sinh học. Nên gửi mẫu thức ăn tới các phòng thí nghiệm chuyên ngành xem có virus DTLCP nhiễm trong thức ăn hay không (với các hộ dùng cám của các hãng thức ăn nhỏ).

Chia nhỏ quy mô chuồng để tránh thiệt hại nếu dịch bệnh xảy ra (các ô chuồng nên xây ngăn cách nhau).

https://danviet.vn/nhanh-tay-mac-man-cho-lon-chu-trang-trai-tu-tin-day-lui-dich-ta-lon-chau-phi-20200706174048954.htm

 

Theo Lê Năng Công (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.