(GLO)- Buổi trò chuyện đã mở ra không gian đối thoại thân mật, nơi khoa học trở nên gần gũi, sống động và đầy cảm hứng với thế hệ trẻ.
Giáo viên là người truyền cảm hứng khoa học
Khởi đầu buổi trò chuyện, GS Haldane nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo viên trong hành trình dẫn dắt học sinh đến với khoa học. Theo ông, hầu hết nhà khoa học thành công từng có một người thầy đặc biệt truyền cảm hứng cho họ từ khi còn rất nhỏ. Đồng thời, khẳng định một người thầy nhiệt huyết, đam mê với môn học chính là người có thể khơi dậy sự tò mò và khám phá cho mỗi học sinh, điều không thể thiếu trong khoa học.
GS. Duncan Haldane vui vẻ giải đáp các câu hỏi được bạn trẻ đặt ra với mình xoay quanh câu chuyện nghiên cứu khoa học. Ảnh: An Nhiên
Vũ Lê Anh Khôi, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, đặt câu hỏi đầy tò mò: “Có phải trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, việc giành được giải Nobel là điều khiến giáo sư cảm thấy hạnh phúc nhất?”. Khẳng định giải Nobel là đỉnh cao danh giá, nhưng GS Haldane cũng chia sẻ chân tình: Điều khiến ông hạnh phúc nhất trong hành trình khoa học không phải là giải thưởng, mà chính là những khoảnh khắc khám phá ra điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Giải thưởng là sự công nhận, nhưng niềm vui và động lực thật sự lại đến từ đam mê khám phá, từ cảm giác rung động khi trí tuệ con người chạm đến điều chưa từng được biết đến.
Lĩnh vực nghiên cứu chính của GS Haldane là cơ học lượng tử, đặc biệt là hiện tượng “vướng víu lượng tử” và “thông tin lượng tử”. Theo ông, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng lượng tử thứ hai, với nhiều ứng dụng tiềm năng trong công nghệ như: máy tính lượng tử, mã hóa dữ liệu an toàn tuyệt đối và các vật liệu thông minh. Các định luật cơ bản của cơ học lượng tử tuy được khám phá từ gần một thế kỷ trước, nhưng các hiện tượng bất ngờ chỉ mới được hiểu rõ trong vài chục năm gần đây.
Ông cho rằng, phát hiện ban đầu của mình từng bị nhiều nhà khoa học nghi ngờ và bác bỏ, nhưng thực nghiệm cuối cùng đã chứng minh tính đúng đắn. Trong khoa học, điều quan trọng không phải là ai bàn tán ai, căn bản là bằng chứng từ thí nghiệm để chứng minh.
GS Haldane cũng dành chút thời gian để giải thích rõ hơn về khái niệm tôpô - lĩnh vực giúp ông đạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2016. Ông ví von đó là cách phân biệt các vật thể theo số lượng lỗ của chúng, ví dụ như cái bánh vòng có một lỗ, còn quả bóng thì không có lỗ. Chính những tính chất ổn định của tôpô đã mở ra khả năng xây dựng các hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin lượng tử bền vững, nền tảng của máy tính lượng tử thế hệ mới.
“Microsoft hiện đang phát triển hướng đi này. Chúng ta hãy chờ xem liệu có thành công không”, ông chia sẻ.
Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) - nơi diễn ra Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education”.
Đam mê là yếu tố then chốt để vượt qua thử thách
Nhiều câu hỏi thú vị được các bạn trẻ gửi đến GS Haldane không chỉ về khoa học, đó còn là những tâm tư bên lề cuộc sống. Bạn Trần Bảo Thiên - học sinh Trường Quốc tế Pháp Marguerite Duras (TP Hồ Chí Minh) tò mò: Trên hành trình nghiên cứu khoa học, có bao giờ ông cảm thấy đơn độc?”. GS Haldane chân tình chia sẻ những suy ngẫm sâu sắc về hành trình nghiên cứu. Đó là những lúc đơn độc, những ý tưởng bị từ chối và cả sự may mắn tình cờ.
“Bạn phải đủ sự hiếu kỳ và chuẩn bị sẵn sàng để nhận ra cơ hội khi nó xuất hiện. Giống như đi trên bãi biển, nếu không để ý bạn sẽ bước qua một kho báu mà không hề hay biết”, ông hóm hỉnh ví von.
GS. Duncan Haldane, 74 tuổi. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Cambridge (Anh) và chọn làm việc tại ĐH Princeton từ năm 1990. Ông được biết đến với nhiều đóng góp cơ bản cho vật lý, vật chất cô đặc bao gồm lý thuyết về chất lỏng Luttinger, lý thuyết về chuỗi spin một chiều, lý thuyết về hiệu ứng hội trường lượng tử phân đoạn.
GS Haldane nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tìm ra điều gì đó mình thực sự yêu thích”. Đồng thời, nhấn mạnh sự đam mê là yếu tố then chốt để kiên trì và vượt qua thử thách. Ông khuyến khích học sinh đầu tư vào Toán học và khoa học, bởi “Toán là ngôn ngữ của khoa học”, là nền tảng giúp giải quyết các vấn đề lớn của tương lai.
Về tầm nhìn xa hơn, GS Haldane bày tỏ sự lạc quan khoa học và công nghệ có thể giúp con người vượt qua những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng. Ông đặc biệt ủng hộ năng lượng hạt nhân, đồng thời đề cập đến vai trò ngày càng lớn của trí tuệ nhân tạo trong xã hội hiện đại. Đồng thời, tin tưởng rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi cách làm việc, tăng hiệu quả và giúp con người tập trung vào những công việc sáng tạo, thú vị hơn dù có thể làm biến mất một số nghề nghiệp truyền thống.
TS Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc ICISE, cho hay: Buổi giao lưu với GS Duncan Haldane chỉ diễn ra hơn 1 giờ, nhưng đã giúp học sinh hiểu thêm về những khái niệm phức tạp như lượng tử, tôpô hay trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, qua buổi nói chuyện, giáo sư đã truyền thông điệp về lòng đam mê, sự kiên nhẫn và tinh thần khám phá không ngừng. Với sự dí dỏm, giản dị và trí tuệ sắc sảo, giáo sư đã mở ra cánh cửa đầy cảm hứng để thế hệ trẻ bước vào thế giới khoa học, nơi mọi câu hỏi đều đáng giá và mỗi khám phá đều là bước tiến của nhân loại.
(GLO)- Từ ngày 22-6 đến ngày 1-7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Trường Đại học Jeonju Kijeon (Hàn Quốc) tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục ở một số đơn vị trường học tại Gia Lai.
Đề thi một vài môn trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025, năm đầu tiên đổi mới thi cử của Chương trình GDPT 2018 gây “sốc” cho nhiều thí sinh khi có độ khó “bất thường”.
Qua điều tra, Công an Hà Nội xác định có 2 thí sinh đã lén mang điện thoại vào phòng thi, chụp đề thi dùng ứng dụng AI để giải. Công an đã khởi tố vụ án để tiếp tục làm rõ.
Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Gần 90 học sinh đến từ Pháp, Lào, Campuchia và Việt Nam dự hội nghị quốc tế tại Bình Định sẽ gặp gỡ, lắng nghe và nhận nguồn cảm hứng từ giáo sư Nobel vật lý 2016 Duncan Haldane.
Phóng viên đặt câu hỏi 'Không đi học thêm có làm được đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không?' với nhiều học sinh, phụ huynh ở cổng trường thi tốt nghiệp THPT 2025.
(GLO)- Tại hội nghị tổng kết năm học 2024-2025 diễn ra ngày 26-6, Chủ tịch UBND huyện Kbang đã tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở cho 135 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm học 2024-2025.
(GLO)- Học bạ số cấp tiểu học đã và đang được triển khai thực hiện thí điểm tại 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những tiện ích không thể phủ nhận, để học bạ số phát huy hiệu quả hơn nữa cần có sự liên thông dữ liệu giữa các đơn vị trường học trong và ngoài tỉnh.
Bộ Công an cho hay xác định được 3 đối tượng sử dụng ứng dụng AI trên hai hội đồng thi, sử dụng điện thoại chụp một phần câu hỏi của đề thi để chuyền qua AI và giải đề.
(GLO)- Chiều 27-6, 84 thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 tại điểm thi số 09 (Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) đã hoàn thành bài thi môn tiếng Anh-môn thi cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Đáp án đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2025. Báo Gia Lai cập nhật gợi ý lời giải, đáp án đề Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhanh và chính xác nhất.
(GLO)- Sáng nay (27-6), hàng ngàn thí sinh Gia Lai tiếp tục bước vào ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với những thí sinh thi theo Chương trình GDPT mới 2018, sau khi thi 2 môn tự chọn các em đã hoàn thành kỳ thi.
(GLO)- Sáng 26-6, thí sinh Gia Lai vừa hoàn thành bài thi môn Ngữ văn-môn thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với thời gian 120 phút. Đề thi đề cập đến bối cảnh thay đổi lớn lao của đất nước đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng các sĩ tử.
Đáp án đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất. VTC News cập nhật gợi ý lời giải, đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhanh, chính xác nhất.
(GLO)- Sáng 26-6, tại 42 điểm thi trong toàn tỉnh Gia Lai, hơn 16.000 sĩ tử hào hứng bước vào buổi thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Ngữ văn, thời gian làm bài là 120 phút.
(GLO)- Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với nhiều điểm mới về hình thức và nội dung. Tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị nhằm giúp các thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế vững vàng, tự tin.
(GLO)- Chiều 25-6, cùng với cả nước, hơn 16.000 thí sinh tỉnh Gia Lai đã có mặt tại 42 điểm thi ở 17/17 huyện, thị xã, thành phố để làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có) và nghe phổ biến quy chế, lịch thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.