Người Việt có điểm IELTS từ 6.0 - 7.5 ít hơn trước, chỉ 1% đạt 8.5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê mới nhất, điểm IELTS trung bình bài thi Academic của thí sinh Việt Nam tương tự năm 2022, giảm nhẹ về thứ hạng và điểm một số kỹ năng.

Điểm trung bình IELTS của người Việt dù không thay đổi, song tỷ lệ đạt các mốc điểm cao ngày càng ít so với lần thống kê trước đó
Điểm trung bình IELTS của người Việt dù không thay đổi, song tỷ lệ đạt các mốc điểm cao ngày càng ít so với lần thống kê trước đó

Hơn 1/5 thí sinh đạt IELTS từ 7.0 trở lên

Sau một năm gián đoạn không rõ nguyên nhân, các đơn vị đồng tổ chức IELTS mới đây công bố những dữ liệu liên quan đến kỳ thi IELTS trên toàn cầu trong năm 2023 - 2024. Theo đó, tính riêng bài thi Academic (học thuật), điểm IELTS trung bình của người Việt là 6.2, tương tự năm 2022 và đồng hạng 28 trong số 39 quốc gia tổ chức thi IELTS. Tuy nhiên, vị trí này giảm 5 bậc so với trước đó (đồng hạng 23 vào 2022).

Năm 2023 - 2024, điểm IELTS của người Việt ở những kỹ năng nghe, đọc, viết, nói lần lượt là 6.3, 6.4, 6.0, 5.7. So với năm 2022, kỹ năng nghe, nói IELTS của thí sinh tại Việt Nam giảm nhẹ 0.1 điểm, trong khi kỹ năng đọc, viết IELTS vẫn giữ nguyên. So với mức trung bình của thế giới, điểm nghe, nói của thí sinh Việt thấp hơn (6.6 và 6.3), hai kỹ năng còn lại ngang bằng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kết quả này không đại diện cho năng lực trung bình của người Việt vì một thí sinh có thể thi lại IELTS không giới hạn số lần. Trong đó, một số thí sinh đạt điểm tối đa IELTS 9.0 từng chia sẻ với Thanh Niên đã dự thi từ vài lần đến hàng chục lần để phục vụ cho công việc như anh Luyện Quang Kiên, anh Nguyễn Trung Đức, anh Trần Đức Hòa...

Về tỷ lệ điểm số, 23% thí sinh tại Việt Nam đạt điểm IELTS từ 7.0 trở lên, tức hơn 1/5, và chỉ 1% thí sinh đạt điểm 8.5. Mức điểm phổ biến với người Việt là 6.0 (chiếm 21%), theo sau đó là 5.5, 6.5 (cùng chiếm 18%). Bên cạnh đó, dữ liệu từ IELTS cũng cho thấy 0% thí sinh Việt đạt điểm tối đa 9.0, có lẽ vì số lượng người đạt mốc này quá ít nên chưa đủ mang tính thống kê.

Một điểm đáng chú ý của tỷ lệ điểm số năm 2023 - 2024 so với 2022 là ngày càng nhiều mức điểm thấp và ngày càng ít mức điểm cao. Cụ thể, năm 2023 - 2024 có 34% thí sinh đạt điểm từ 4.0 - 5.5, trong khi 2022 chỉ có 29%. Trong khi đó, với mức 6.0 - 7.5, năm 2023 - 2024 có 61% thí sinh đạt được, thấp hơn 4% so với 2022 (65%). Còn ở mức 8.0 - 8.5, cả hai thời điểm đo lường đều ra kết quả như nhau là 5% thí sinh.

Thí sinh thi thử với chuyên gia người nước ngoài trong ngày hội IELTS tổ chức hồi tháng 3
Thí sinh thi thử với chuyên gia người nước ngoài trong ngày hội IELTS tổ chức hồi tháng 3

Bức tranh IELTS trên thế giới ra sao?

Trên bình diện quốc tế, điểm IELTS trung bình của người Việt xếp sau một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia (7.1), Philippines (6.8), Indonesia (6.7), Myanmar (6.6) và cao hơn Thái Lan (6.1), Campuchia (6.0). Mức điểm của Việt Nam cũng cao hơn Trung Quốc và Nhật Bản (cùng đạt 5.9). Nhìn chung, điểm IELTS trung bình trên thế giới dao động từ 5.4 (Oman) đến 7.1 (Malaysia và Tây Ban Nha) trong năm 2023 - 2024.

Năm nay, Việt Nam đồng hạng với Nepal. Còn năm 2022, nước ta xếp chung vị trí với Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Cả ba nước này năm nay đều có điểm trung bình là 6.3, vượt qua Việt Nam một bậc.

Ngoài ra, cũng chỉ có có 79,08% thí sinh trên thế giới đăng ký bài thi Academic, số còn lại chọn bài thi General Training (tổng quát, thường dùng cho mục đích định cư hoặc xin giấy phép làm việc ở nước ngoài). Riêng với bài thi Academic, các thí sinh nữ (6.23) có mức điểm trung bình cao hơn thí sinh nam (6.18). Xu hướng này diễn ra tương tự ở bài thi General Training (6.2 so với 6.11).

Trước đó, báo cáo dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam năm 2023 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia thực hiện đã chỉ ra rằng độ tuổi thi IELTS của người Việt ngày càng trẻ. Năm 2018 ghi nhận chỉ gần 1,5% thí sinh thi IELTS có tuổi từ 16 - 18, hơn 13% trong nhóm 19 - 22 tuổi. Sau 5 năm, tỷ lệ thí sinh từ 16 - 18 tuổi chiếm 30%, tăng 20 lần, còn nhóm 19 - 22 tuổi tăng hơn 2 lần.

Hiện, IELTS được hơn 100 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam chấp nhận chuyển đổi kết quả thi sang điểm môn tiếng Anh để tuyển sinh. Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh đạt từ 4.0 IELTS trở lên được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Trong năm 2022 cả IDP và Hội đồng Anh tại Việt Nam đã cấp được 124.567 chứng chỉ IELTS.

IELTS (International English Language Testing System) là hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế được công nhận rộng rãi bởi hàng ngàn trường ĐH, chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu. Kỳ thi ra đời từ năm 1989, hiện được đồng sở hữu bởi IDP, Hội đồng Anh và Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge (Anh). Theo thống kê từ các đơn vị tổ chức thi, hằng năm có trên 2 triệu thí sinh dự thi IELTS trên toàn cầu.

Theo Ngọc Long (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.