Nam sinh đạt IELTS 9.0 sau hơn 20 lần thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau 6 năm ôn luyện và trải qua hơn 20 lần thi, bạn Nguyễn Chí Thành (24 tuổi, quê ở Nam Định) - sinh viên năm hai ngành Tâm lý học, Đại học RMIT Việt Nam đã chạm mốc 9.0 IELTS trong bài thi vừa qua.

Quyết tâm để vượt áp lực đồng trang lứa

Nguyễn Chí Thành đã tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi trở thành sinh viên Đại học RMIT Việt Nam.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, Chí Thành cho biết, em bắt đầu học tiếng Anh một cách nghiêm túc từ khi bắt đầu lên học đại học bởi thấy các bạn xung quanh đều có chứng chỉ IELTS 7.0 rồi 7.5, 8.0...

"Vì áp lực đồng trang lứa, chương trình học toàn bằng tiếng Anh nên em đã đặt mục tiêu ôn luyện thi đạt 7.5 IELTS thôi. Sau đó, càng học em càng thấy "cuốn" nên mới có những mục tiêu cao hơn", Thành nói.

Theo Thành, bản thân em không có chuyện "học IELTS", mà là học tiếng Anh - học một ngôn ngữ. Vì thấy ngôn ngữ rất thú vị, nên nam sinh muốn 'hết mình' đi đến cùng với mục tiêu chinh phục điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của Thành trong quá trình ôn thi IELTS đó là không tin vào bản thân.

"Có những lúc em nghĩ bản thân chưa đủ giỏi rồi dẫn đến việc nhồi nhét từ vựng, ngữ pháp phức tạp với mong muốn được thể hiện bản thân. Và tất nhiên, kết quả không được như mong muốn. Phải mất một thời gian, em mới tin vào năng lực của bản thân và sử dụng chính xác những gì mình biết thay vì cố gắng gồng mình để sử dụng những thứ mình không chắc chắn", Thành cho hay.

Bạn Nguyễn Chí Thành (24 tuổi, quê ở Nam Định) - sinh viên năm hai ngành Tâm lý học, Đại học RMIT Việt Nam đã chạm mốc 9.0 IELTS trong bài thi hôm 25/6.

Bạn Nguyễn Chí Thành (24 tuổi, quê ở Nam Định) - sinh viên năm hai ngành Tâm lý học, Đại học RMIT Việt Nam đã chạm mốc 9.0 IELTS trong bài thi hôm 25/6.

Kinh nghiệm sau hơn 20 lần thi IELTS

Nguyễn Chí Thành lần đầu tiên thi IELTS vào 6 năm trước và chỉ đạt 6.5. Đến nay, trải qua hơn 20 lần thi, nam sinh đã đạt điểm tuyệt đối 9.0. Sau suốt hành trình chinh phục mốc điểm này, chàng trai Nam Định cho rằng, về bản chất, bài thi IELTS đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của thí sinh, vậy nên việc tăng tiếp xúc với tiếng Anh là điều rất quan trọng.

Thành thích đọc và viết hơn nên chủ yếu dành thời gian rảnh để đọc, tự tóm tắt lại những gì mình đã đọc. "Phương pháp này giúp em hiểu sâu hơn về tài liệu đã đọc và cải thiện vốn từ vựng, kĩ năng viết rất nhiều. Cũng chính vì thích đọc hơn, nên việc tiếp xúc với "spoken langugage" của em ở thời gian đầu bị thiếu, dẫn đến rất sợ kỹ năng nói.

Em cũng có tự ti là phát âm của mình không được hay, cũng không có một giọng Anh Anh hay Anh Mỹ. Sau này, em nhận ra không nhất thiết phải có một giọng tiếng Anh "sang", và thứ mình cần chú ý là phát âm rõ ràng, chính xác", Thành chia sẻ.

Nam sinh đã dành chủ yếu thời gian vào học kỹ năng nói để có thể giữ phong độ, cân bằng điểm số. Cụ thể, Thành dành khoảng 3 tiếng mỗi ngày để luyện nói, tập cách mở khẩu hình miệng rộng hơn để phát âm rõ ràng, cải thiện việc diễn đạt chính xác và sát nghĩa hơn bằng cách nói lại một ý tưởng ít nhất 2 lần, dùng từ vựng và ngữ pháp khác nhau ở mỗi lần.

Ngoài việc học, Thành cũng dành thời gian dạy thêm tiếng Anh để kiếm thêm thu nhập.

Ngoài việc học, Thành cũng dành thời gian dạy thêm tiếng Anh để kiếm thêm thu nhập.

Học sâu về ngôn ngữ, Thành có cơ hội tiếp xúc với nhiều chủ đề mới mẻ hơn mà nam sinh chưa từng biết đến trong tiếng Việt. "Quan trọng nhất, em có khả năng độc lập về mặt tài chính nhờ việc dạy thêm. Và cũng từ đó, em có điều kiện, tự chủ tài chính để chọn lại, chọn thêm một ngành học mới", Thành nói.

Chia sẻ thêm về việc chọn thêm một ngành học mới - ngành Tâm lý học, Đại học RMIT Việt Nam, Thành cho biết, em đã tiếp xúc với nhiều học viên với nhiều tính cách và các tình huống tâm lý khác nhau. Đặc biệt trong bối cảnh lối sống hiện đại đang dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý hơn và người Việt có nhận thức tốt hơn về các vấn đề sức khoẻ tâm thần.

"Vì vậy, em học Tâm lý học vừa để tự chữa lành cho chính mình, cũng vừa dễ chia sẻ, định hướng, tư vấn cho các bạn học viên tiếng Anh khi cần thiết", nam sinh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Nữ sinh quê Đức Cơ “săn” học bổng 15 ngàn Euro

Nữ sinh quê Đức Cơ “săn” học bổng 15 ngàn Euro

(GLO)- Sinh ra và lớn lên ở huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), nữ sinh Huỳnh Lê Bảo Ngân (Khoa Thiết kế Truyền thông, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) vừa xuất sắc giành học bổng toàn phần trị giá 15 ngàn Euro từ Viện Công nghệ và Thiết kế Pantheon (Ý).
Đồng hành với học sinh nghèo mùa tựu trường

Đồng hành với học sinh nghèo Gia Lai mùa tựu trường

(GLO)- ​Chuẩn bị mùa tựu trường, nhiều gia đình nghèo ở Gia Lai không khỏi lo lắng để chuẩn bị các khoản tiền mua quần áo, đồ dùng học tập cho con em mình. Vì vậy, sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân tiếp sức cho học sinh đến trường là rất đáng trân trọng.