Truyền cảm hứng nghệ thuật từ học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra gợi mở có tính chiến lược: mời các nghệ sĩ, vận động viên xuất sắc tham gia giảng dạy trực tiếp các môn năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật và thể thao trong nhà trường.

Đây không chỉ là lời giải cho bài toán thiếu giáo viên chuyên môn - một vấn đề nan giải đã tồn tại lâu nay, mà còn là một tầm nhìn xa cho giáo dục toàn diện, nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng chiều sâu văn hóa, cảm xúc và thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam từ những bước đi đầu đời.

Trong bức tranh phát triển của giáo dục hiện đại, nghệ thuật và thể thao thường bị xếp vào nhóm “môn phụ”, bị đánh giá thấp về mặt điểm số lẫn giá trị. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều học sinh khi ra trường vẫn chưa biết chơi một nhạc cụ, chưa thể vẽ một bức tranh, cũng chưa hình thành được thói quen vận động lành mạnh. Nguy hiểm hơn, các em đánh mất dần khả năng cảm thụ cái đẹp, thiếu kỹ năng thể hiện cảm xúc, dẫn đến sự khô cứng trong tâm hồn và cả sự thụ động về thể chất. Trong một thế giới số hóa, nơi con người ngày càng đối diện với nhiều áp lực và thông tin tiêu cực, thì những khoảng lặng để trẻ em được sống với nghệ thuật, được giải phóng năng lượng tích cực qua thể thao càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.

Việc mời nghệ sĩ hay vận động viên thành danh - những người đã trải qua hành trình rèn luyện nghiêm túc, từng nếm trải hào quang lẫn cay đắng - bước vào lớp học chính là cách mang đến cho học sinh những bài học cuộc đời thực tế, sống động. Hẳn nhiên, không phải nghệ sĩ hay vận động viên nào cũng có nghiệp vụ sư phạm bài bản, song họ sở hữu thứ mà không giáo trình nào có thể truyền đạt: tinh thần sáng tạo, cảm hứng, niềm đam mê, khả năng khơi dậy ước mơ... Đó chính là điều mà giáo dục nghệ thuật và thể thao học đường đang thiếu. Hãy thử hình dung sức lan tỏa khi một ca sĩ nổi tiếng xuất hiện trong lớp học, kể về hành trình vượt qua nghèo khó để đứng trên sân khấu lớn; một vận động viên chia sẻ cảm giác khi cầm lá cờ Tổ quốc trên bục vinh quang - đó là những khoảnh khắc có thể chạm đến trái tim trẻ thơ, thắp lên trong các em khát vọng sống có lý tưởng và nỗ lực không ngừng. Ắt hẳn đó sẽ là những tiết học không sách vở nào có thể thay thế!

Nghệ thuật là ngôn ngữ của cảm xúc, là cầu nối giữa con người với con người, giữa cá nhân và cộng đồng. Một đứa trẻ có khả năng cảm nhạc cũng sẽ biết đồng cảm, biết rung động trước cái đẹp và biết sống sâu sắc hơn. Một bản nhạc hay, một bức tranh đẹp, một vở kịch lay động có thể thay đổi nhận thức, khiến con người trở nên tử tế và nhân văn. Thể thao không chỉ rèn sức bền mà còn dạy tinh thần đồng đội, ý chí vượt khó, sự kiên cường. Đó là những phẩm chất làm nên một con người khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần - điều mà mọi nền giáo dục đều hướng tới. Đó là lý do tại sao trong các nền giáo dục tiên tiến như Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…, nghệ thuật và thể thao luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hành trình trưởng thành của trẻ. Cái cần là “học thật, thực hành thật”. Học sinh phải được cầm cọ, chơi nhạc cụ, diễn kịch dưới sự hướng dẫn của những nghệ sĩ có nghề, có tâm.

Thời gian qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân nỗ lực đưa chương trình biểu diễn nghệ thuật vào trường học, nhưng chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ. Nếu muốn tạo ảnh hưởng sâu rộng, cần một chiến lược dài hạn, đi kèm với đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, cơ chế phối hợp. Lời gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn có thể trở thành một chính sách nếu các cơ quan, đơn vị, trường học biết tận dụng tốt nguồn lực xã hội. Ký hợp đồng với nghệ sĩ, vận động viên có chuyên môn để giảng dạy sẽ giúp lớp học trở nên sinh động, sáng tạo, truyền cảm hứng, không chỉ cho học sinh mà còn cho cả giáo viên, phụ huynh.

Trong bối cảnh hiện tại, khi mạng xã hội đang khiến giới trẻ trở nên dễ chai sạn cảm xúc, khi nhiều giá trị sống đang bị đảo lộn, thì nghệ thuật và thể thao - với sự chân thật, cảm xúc và tính nhân văn - lại càng cần được nâng niu và đầu tư đúng mực. Học nhạc, học vẽ hay thể thao không phải để tất cả học sinh trở thành nghệ sĩ, vận động viên chuyên nghiệp, mà để các em trưởng thành thành những con người trọn vẹn hơn: biết lắng nghe chính mình, biết sẻ chia với người khác, khỏe mạnh về thể chất, sâu sắc về tâm hồn, phong phú về cảm xúc. Đã đến lúc chúng ta cần đặt nghệ thuật và thể thao vào vị trí xứng đáng trong hành trình trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam, như một phần không thể thiếu trong sự phát triển hài hòa giữa trí tuệ, cảm xúc và nhân cách con người.

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.