Dự án của 2 học sinh TP HCM đoạt giải nhất lập trình quốc tế Codeavour 6.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đoàn Việt Nam giành giải nhất với dự án “Smart Flood Resistant House” do hai học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hiện.

Tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi lập trình quốc tế Codeavour 6.0 dễn ra tại Qatar, ở vòng chung kết diễn ra ngày 17-5, đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 1 giải nhất bảng tiểu học và 1 giải khuyến khích bảng THPT. Lễ trao giải diễn ra vào khuya hôm qua, 17-5.

Codeavour 6.0 là cuộc thi quốc tế uy tín về lập trình, AI và đổi mới sáng tạo dành cho học sinh, được tổ chức bởi Tổ chức giáo dục STEMpedia (Mỹ), với sự bảo trợ của Trung tâm Công nghệ AI & Robotics IHub @ IISc thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ, Hiệp hội Giáo dục quốc tế Worlddidac. Vòng thi quốc gia tại Việt Nam do Hội Tin học TP HCM (HCA) và KDI Education phối hợp tổ chức.

Thuyết trình về dự án với Ban Giám khảo
Thuyết trình về dự án với Ban Giám khảo

Tham gia Codeavour 6.0, các đội thi sẽ phải ứng dụng ngôn ngữ lập trình, robotics và trí tuệ nhân tạo để sáng tạo một dự án giải quyết các vấn đề thực tế. Sau đó, đội thi sẽ trực tiếp thuyết trình dự án với ban giám khảo bằng tiếng Anh, qua đó, giúp phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác – 4 năng lực cốt lõi của thế kỷ 21 dành cho học sinh.

Vòng quốc tế của Codeavour 6.0 thu hút các thí sinh đến từ 18 quốc gia tham dự, như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Jordan, Nepal, Iraq, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ… Tại vòng quốc tế Codeavour 6.0, đội tuyển Việt Nam thi đấu với 7 đội thi thuộc 3 bảng Tiểu học, THCS và THPT.

Ban tổ chức trao giải khuyến khích bảng THPT cho đội thi đến từ Việt Nam
Ban tổ chức trao giải khuyến khích bảng THPT cho đội thi đến từ Việt Nam

Kết quả chung cuộc, tại bảng tiểu học, đoàn Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với dự án “Smart Flood Resistant House” do hai học sinh Nguyễn Anh Duy và Cao Nguyên Long (cùng lớp 5/2), Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP HCM) thực hiện. Ngoài ra, tại bảng THPT, dự án “Smart Traffic System” do 3 học sinh Bùi Đức Minh (11A2), Lê Hồng Khải (11A2), Nguyễn Quốc Doanh (11A1) đến từ trường Tiểu học, THCS và THPT IRIS (Thái Nguyên) thực hiện đã đoạt giải Khuyến khích của cuộc thi.

Ban tổ chức trao giải nhất bảng tiểu học cho đội thi đến từ Việt Nam
Ban tổ chức trao giải nhất bảng tiểu học cho đội thi đến từ Việt Nam

Theo Ban tổ chức cuộc thi, thành tích xuất sắc trong lần đầu tiên tham gia cuộc thi Codeavour 6.0 không chỉ là niềm tự hào mà còn khẳng định năng lực khoa học công nghệ của học sinh Việt Nam và chất lượng đào tạo STEM trong nước. Đoàn Việt Nam đã chứng minh với sự đam mê, sáng tạo và nỗ lực, học sinh Việt có thể cạnh tranh với bạn bè quốc tế ở các sân chơi sáng tạo, công nghệ.

Theo Đặng Trinh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh trốn ngủ qua đêm ở trường để làm robot giành học bổng Mỹ danh giá

Nam sinh trốn ngủ qua đêm ở trường để làm robot giành học bổng Mỹ danh giá

Phạm Gia Nguyên, học sinh lớp 12 Vật lý, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam chia sẻ, niềm đam mê công nghệ và robotics đã giúp em trúng tuyển Đại học Columbia (Mỹ) với mức học bổng trị giá khoảng 4 tỉ đồng. Ngoài ra, em cũng được nhiều trường đại học khác gửi thư chúc mừng trúng tuyển. 

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

(GLO)- Sáng tạo đồ dùng dạy học để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường mầm non ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đang thực hiện. Không chỉ phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên, hoạt động này còn góp phần đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?