Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết, trong số 7 quốc gia tham gia gồm: Campuchia, Đông Timor, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Kết quả trên là công bố sơ bộ từ Chương trình đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

hoc-sinh-tieu-hoc-viet-nam-tiep-tuc-nam-trong-top-dau-ca-3-linh-vuc-toan-doc-hieu-va-viet-anh-nguon-sggporgvn.jpg
Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Ảnh nguồn sggp.org.vn

Thành tích này tiếp nối kết quả nổi bật của chu kỳ 2019, khi Việt Nam lần đầu tham gia SEA-PLM và dẫn đầu cả 3 môn với điểm số vượt xa trung bình khu vực. SEA-PLM được tổ chức 5 năm/lần, là chương trình đánh giá quy mô khu vực về chất lượng giáo dục tiểu học. Các khảo sát của Việt Nam trong chu kỳ 2024 được tổ chức bài bản tại 152 cơ sở giáo dục tiểu học trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Không để việc sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Không để việc sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT

(GLO)- Chiều 18-6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì và chỉ đạo hội nghị toàn quốc về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Hội nghị tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo viên phải làm gì trước sức ép của Al

Giáo viên phải làm gì trước sức ép của Al

Trong chương trình nói về vai trò của người thầy thời đại số, thầy Lê Trung Kiên, giáo viên Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông gây ấn tượng khi chia sẻ quan điểm, ngày nay, giáo dục phải cạnh tranh với ChatGPT hay các chat bot AI. Nếu bài giảng không đủ hấp dẫn, tâm trí học sinh sẽ “rời khỏi lớp học”.

null