Sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” trên internet cho học sinh Tiểu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa phát động tổ chức sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” trên internet dành cho học sinh Tiểu học toàn tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, đối tượng tham gia sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” là học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 có điều kiện truy cập internet và tự nguyện đăng ký là thành viên của website www.trangnguyen.edu.vn. Các em sẽ được tổ chức thi theo hình thức trực tuyến trên máy tính kết nối internet. Bài thi được hiển thị tại website www.trangnguyen.edu.vn.

Mỗi vòng thi sẽ có điểm và thời gian được tính riêng. Mỗi học sinh một đề thi riêng, có mã thi theo từng hội đồng giám sát.

Đối tượng tham gia sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” là học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Ảnh: Mai Ka

Đối tượng tham gia sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” là học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Ảnh: Mai Ka

Về nội dung thi, các câu hỏi trong vòng thi là kiến thức tổng hợp từ 3 bộ sách: Cánh diều; Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, các câu hỏi cũng có nội dung về ca dao, thành ngữ, tục ngữ của cha ông xưa và kiến thức nâng cao, mở rộng từng khối lớp.

Học sinh sẽ bắt đầu tham gia trực tuyến sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” từ tháng 9-2024 đến tháng 4-2025. Học sinh sẽ trải qua các vòng thi: Sơ khảo-cấp trường; thi Hương-cấp huyện; thi Hội-cấp tỉnh; thi Đình-cấp Quốc gia.

Sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” nhằm giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức, kỹ năng đã học sau các giờ học chính khóa, phát triển mạnh mẽ phong trào học tiếng Việt, yêu tiếng Việt. Đặc biệt, “Trạng nguyên tiếng Việt” mô tả kỳ thi khoa bảng của cha ông xưa như: thi Hương, thi Hội, thi Đình… Từ đó, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; giúp học sinh nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Sân chơi cũng góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học tại các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

(GLO)- Sáng 10-9, Trung tâm tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp với Huyện đoàn Krông Pa, Câu lạc bộ Gia Lai Yêu thương trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Chư Ngọc (xã Chư Ngọc) và Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).
Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 10-9, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai nhằm triển khai khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(GLO) - UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, một số ban ngành của huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn…

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.