Hướng tiếp cận mới cho phong trào khởi nghiệp học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án OKRA Central Highlands “Sức trẻ Pleiku-Khơi nguồn sáng tạo” của nhóm học sinh Trường THPT Pleiku vừa đạt giải ba cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII-2025.

Thành tích ấn tượng này tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh, đồng thời mở ra hướng tiếp cận mới cho phong trào khởi nghiệp học đường.

1d-6474.jpg
Gian hàng của nhóm dự án tại “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên” lần thứ VII-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Dự án OKRA Central Highlands “Sức trẻ Pleiku-Khơi nguồn sáng tạo” được thực hiện bởi nhóm tác giả Phạm Thị Yến Nhi (lớp 12C3), Nguyễn Lê Trí Luân (lớp 11B2), Đinh Khôi Nguyên (lớp 11A3), Trần Minh Khuê (lớp 11D2) và Lê Nhật Linh (lớp 10B1), dưới sự hướng dẫn của cô giáo môn Sinh học Dương Thị Hải Yến.

“Xác định nhà trường là nền tảng, thầy-cô giáo là động lực, học sinh là trung tâm, chủ thể của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tôi đã định hướng rõ nét cho các em về việc tạo ra những sản phẩm giá trị, có thể thương mại hóa và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sau nhiều lần thảo luận, nhóm đã bắt tay vào nghiên cứu và triển khai dự án OKRA Central Highlands nhằm tạo ra các sản phẩm chăm sóc da uy tín, có nguồn gốc hữu cơ (organic) từ cây đậu bắp. Ngoài ra, dự án còn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái khép kín, bền vững, an toàn”-cô Yến cho biết.

22.jpg
Khách hàng tìm hiểu về dòng sản phẩm mới lạ của nhóm dự án tại “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII” năm 2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Sau khi tìm hiểu, các thành viên của dự án nhận thấy điều kiện khí hậu, đất đai của Gia Lai rất thuận lợi để tạo ra vùng chuyên canh cây đậu bắp. Với khả năng chịu nhiệt và khô hạn vượt trội, đậu bắp có thể phát triển trong 1 năm hoặc lâu hơn. Không chỉ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đậu bắp còn chứa nhiều thành phần lành tính, an toàn cho làn da.

Em Phạm Thị Yến Nhi-Trưởng nhóm dự án-chia sẻ: “Với mục tiêu tạo ra dòng sản phẩm an toàn, lành tính, có nguồn gốc 100% organic từ cây đậu bắp được trồng tại địa phương, chúng em đã khai thác các thành phần trong đậu bắp để tạo ra dòng sản phẩm mới lạ.

Chúng em chuyển đổi từ đậu bắp thô sang các sản phẩm tinh chế, từ sử dụng làm thức ăn hàng ngày thành sản phẩm chăm sóc, bảo vệ da như: gel dưỡng da (dưỡng ẩm, làm dịu, chống lão hóa); muối tẩy tế bào chết; mặt nạ dưỡng ẩm (cấp nước, sáng da)”.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu dòng sản phẩm, em Nguyễn Lê Trí Luân cho hay: Nhóm đã sử dụng công nghệ tách chiết để dễ dàng tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Theo đó, chúng em tiến hành chiết xuất 100% thành phần từ đậu bắp hữu cơ, sử dụng enzyme tự nhiên, nước tinh khiết và đặc biệt không dùng hóa chất độc hại, chất tạo bọt, paraben và hương liệu tổng hợp. Tất cả đều được sản xuất theo quy trình organic. Sản phẩm của nhóm phù hợp cho da nhạy cảm, người có bệnh ngoài da, da dễ tổn thương, dưỡng ẩm tốt, chống oxy hóa tự nhiên, giúp da sáng khỏe, giảm nếp nhăn, tăng độ đàn hồi…

33.jpg
Sản phẩm chăm sóc, bảo vệ da từ cây đậu bắp. Ảnh: T.D

Ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Ngành ghi nhận công sức, sự nhiệt tình và trách nhiệm của giáo viên, nhà trường cũng như sự hiếu học, đam mê nghiên cứu, sáng tạo, hoàn thành dự án tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII của các em học sinh Trường THPT Pleiku. Mong rằng các em tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tự tin thể hiện bản lĩnh của người trẻ khởi nghiệp.

Dự án OKRA Central Highlands tiên phong phát triển các sản phẩm chăm sóc da và bảo vệ da từ đậu bắp. Nhóm dự án đã linh hoạt kết nối với nông dân khu vực huyện Đak Đoa để xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn.

Em Trần Minh Khuê thông tin: “Chúng em tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của sản phẩm hữu cơ và bảo vệ môi trường qua workshop, hoạt động trải nghiệm thực tế. Dự án cũng chọn phương án sử dụng bao bì thân thiện môi trường, phân hủy sinh học, thiết kế tối giản tinh tế, giúp truyền tải thông điệp “sống xanh” đến người tiêu dùng”.

Trong 80 dự án xuất sắc lọt vào vòng đào tạo, vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII, OKRA Central Highlands “Sức trẻ Pleiku-Khơi nguồn sáng tạo” của Trường THPT Pleiku là dự án duy nhất của tỉnh góp mặt và mang về giải ba chung cuộc. Ngoài ra, dự án này còn xuất sắc giành thêm giải nhì bình chọn của độc giả dành cho khối học sinh các trường THCS và THPT trong cả nước.

“Đây là lần đầu tiên Trường THPT Pleiku đại diện ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh góp mặt tại sân chơi quốc gia này. Cuộc thi đã mang đến làn gió mới đầy sáng tạo cho phong trào khởi nghiệp học đường”-Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Đông Hải phấn khởi nói.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.