Kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của tỉnh Gia Lai đã bước đầu hình thành và đi vào thực chất. Các hoạt động hỗ trợ cũng ngày càng chuyên nghiệp và phát huy hiệu quả. 

Tuy nhiên, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh theo hướng bền vững vẫn còn đó những khó khăn, thách thức.

2-2802.jpg
Anh Dương Đức Tài-Chủ thương hiệu cà phê Waca Coffee (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã thành công khi chọn khởi nghiệp với dòng cà phê “xanh, sạch, lành tính”. Ảnh: Mai Ka

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa. Anh Dương Đức Tài-Chủ thương hiệu cà phê Waca Coffee (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã thành công khi chọn khởi nghiệp với dòng cà phê “xanh, sạch, lành tính”. Với vùng nguyên liệu 8 ha cà phê, anh áp dụng phương pháp nông nghiệp thuận tự nhiên, tập hợp những loại hình canh tác bền vững.

“Tôi đã hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp từ nông sản chủ lực của địa phương với những cách làm mới để phát huy tiềm năng sẵn có và góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất cho bản thân và cộng đồng. Sau một thời gian kiên trì học hỏi và nhận được sự hỗ trợ từ các ngành, địa phương, sản phẩm Waca Coffee của tôi hiện phát triển rất tốt”-anh Tài phấn khởi cho biết.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa để khởi nghiệp, chị H’Uyên Niê (làng Ia Lốk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) đã xây dựng dự án về làng văn hóa du lịch Jrai tại xã. Khi triển khai ý tưởng này, chị đã dựa vào sức mạnh cộng đồng và hướng đến phục vụ cộng đồng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Chị H’Uyên Niê chia sẻ: Dự án của tôi nhận được sự hỗ trợ từ các cấp Hội Phụ nữ và địa phương thông qua việc kết nối, tạo điều kiện để tham gia các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm 2023, dự án đạt giải khuyến khích tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

1mk.jpg
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, chị H’Uyên Niê (thứ 2 từ trái sang, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) đã xây dựng thành công dự án về làng văn hóa du lịch Jrai. Ảnh: M.K

Với mục đích tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năng động và hiệu quả, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động có sự tham gia, kết nối thường xuyên của các thành tố. Tỉnh định hướng rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương; đồng thời huy động nguồn lực, kết nối các chủ thể trong hệ sinh thái, thúc đẩy khởi nghiệp gắn với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và sản phẩm đặc trưng bản địa.

Bên cạnh đó, các đề án hỗ trợ thanh niên, phụ nữ, nông dân, học sinh… trong hoạt động khởi nghiệp cũng đã được ban hành. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách khởi nghiệp, đưa hoạt động ĐMST đến gần hơn với cộng đồng; góp phần khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng nhóm đối tượng, gắn ý tưởng khởi nghiệp với tri thức bản địa, nhu cầu thực tiễn và điều kiện của từng vùng miền.

Ông Phan Hồ Giang-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-cho biết: Những năm qua, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc thi, ngày hội khởi nghiệp; qua đó thu hút và tiếp nhận gần 250 ý tưởng khởi nghiệp; 93 mô hình, sản phẩm được vinh danh, hỗ trợ kết nối thị trường; 3 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên đạt giải cấp quốc gia...

“Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh đã bước đầu hình thành, đi vào thực chất và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức lớn như: thiếu chính sách hỗ trợ đủ mạnh và ổn định cho khởi nghiệp ĐMST; thiếu hệ sinh thái mở và năng lực kết nối liên vùng, quốc tế còn yếu; hạn chế về mạng lưới cố vấn địa phương có chất lượng và gắn bó dài hạn; thiếu nền tảng số hỗ trợ khởi nghiệp toàn diện; việc kết nối cung-cầu công nghệ, thông tin thị trường, cơ hội đầu tư chưa được số hóa hiệu quả”-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thông tin.

Để xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong thời gian đến, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Tỉnh cần sớm ban hành các chính sách mang tính hỗ trợ trong hoạt động khởi nghiệp; tích hợp tất cả chính sách vào trong một chương trình tổng thể để phát triển khởi nghiệp trong cộng đồng.

Cùng với đó là đẩy mạnh hợp tác và phát triển mạng lưới khởi nghiệp địa phương với Trung ương, trong nước và ngoài nước. Việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng được xem là nền tảng cơ bản để hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST địa phương phát triển.

Ngoài ra, tỉnh cần đẩy mạnh thương mại hóa các quy trình công nghệ đã được nghiên cứu và hoàn thiện tại địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ, kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư. Từ đó, lựa chọn các quy trình có tiềm năng ứng dụng cao để hỗ trợ hình thành các dự án khởi nghiệp ĐMST gắn với thế mạnh của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.