8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Ngày 19/4, tại TPHCM, nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, đồng thời là hoạt động tổng kết Đề án 1665 của Chính phủ về “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Bộ GD&ĐT tổ chức nhiều hội thảo xoay quanh chủ đề trên.

Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các trường tại hội thảo
Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các trường tại hội thảo

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, năm 2025 là thời điểm mang tính chuyển đổi sâu sắc, đánh dấu một hành trình đổi mới tư duy và hành động của thế hệ trẻ. Bà Chi cho biết, khởi nghiệp bắt đầu từ việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm, giúp học sinh định hướng đúng đắn và khai phá tiềm năng của bản thân. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế cho biết, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng, truyền cảm hứng và trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh. Việc nâng cao năng lực giáo viên về tư vấn nghề nghiệp và khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

Nhiều giải pháp cũng được đề xuất tại hội thảo. TS Lê Thị Duyên (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng) kiến nghị xây dựng cơ chế hợp tác cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và khởi nghiệp. TS Vũ Đình Bảy (Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM) đề xuất phương pháp tư vấn hướng nghiệp cá nhân hóa, phù hợp với đặc điểm, năng lực và nguyện vọng của từng học sinh.

Ông Trần Nam Tú – Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ bởi cách mạng số và trí tuệ nhân tạo, cần một thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm, tiên phong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Ông kỳ vọng sau diễn đàn, mỗi học sinh sinh viên sẽ được tiếp thêm động lực để xây dựng tương lai không chỉ cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển đất nước.

Phát biểu tổng kết diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, học sinh sinh viên đang sở hữu những lợi thế quý giá: tuổi trẻ, trí tuệ, sức khỏe và thời gian. Bà khuyến khích các em giữ gìn vẻ đẹp trí tuệ, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhưng thiết thực, từng bước hiện thực hóa hoài bão.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ mở ra cơ hội lớn cho thế hệ trẻ. Đồng thời, cần xây dựng môi trường đại học thành môi trường của học thuật, nghiên cứu và sáng tạo. Bà lưu ý HSSV nên xây dựng hệ giá trị khởi nghiệp vững chắc và sẵn sàng đối mặt với rủi ro.

Bộ GD&ĐT cam kết tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo Nguyễn Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

Khi nào thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính?

Khi nào thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính?

Từ nay đến năm 2030, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi bổ sung một số luật, xây dựng các nghị định, quyết định, đề án... liên quan đến các bậc học từ mầm non đến ĐH. Trong đó có đề án đổi mới hình thức thi tốt nghiệp THPT thí điểm thi trên máy tính.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.