Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Rơ Lan Đăk (làng Thong Yố, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Trước đây, gia đình ông Rơ Lan Đăk rất khó khăn. Tuy nhiên, vợ chồng ông không cam chịu mà tích cực tìm hiểu, học tập kinh nghiệm sản xuất để áp dụng vào thực tế gia đình. Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình ông vươn lên trở thành hộ khá trong làng. Ông Đăk cho biết: “Gia đình mình trồng gần 4 ha cà phê. Sản lượng hàng năm ổn định, bình quân khoảng hơn 12 tấn cà phê nhân, riêng năm 2023 đạt 15 tấn. Vợ mình còn tích lũy vốn để đầu tư mở dịch vụ xay xát nông sản và bán hàng nhu yếu phẩm tại nhà. Bản thân mình nhiều năm đi làm thêm và học được nghề xây dựng. Nay mình thường nhận xây nhà ở cho người dân có nhu cầu trong xã và các xã lân cận”.

Làm ăn hiệu quả và biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý nên gia đình ông Đăk đã xây được nhà ở khang trang, mua sắm đầy đủ máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống, có điều kiện nuôi con ăn học. Hiện người con đầu của ông đang theo học năm thứ 3 tại Trường Đại học Đà Nẵng, 2 người còn lại đang học phổ thông.

Ông Rơ Lan Đăk và vợ con trước căn nhà của gia đình. Ảnh: T.N

Ông Rơ Lan Đăk và vợ con trước căn nhà của gia đình. Ảnh: T.N

Ông Đăk còn cùng với cán bộ các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, gắn với phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người dân. Ông vận động người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng phù hợp, tái canh cà phê trên những diện tích đã già cỗi bằng giống mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông nhắc nhở bà con dân làng không vứt rác bừa bãi, sắp xếp chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vị trí phù hợp để giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện cho con em đến trường; bài trừ các tập tục lạc hậu; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Làng Thong Yố có một điểm sinh hoạt đạo Công giáo với gần 30 hộ, hơn 100 giáo dân, là giáo họ thuộc Giáo xứ Thánh Tâm (TP. Pleiku). Ông Đăk là người đại diện, đứng đầu trong cộng đồng bà con giáo dân. Sau mỗi buổi lễ vào sáng chủ nhật hàng tuần, ông dành thời gian sinh hoạt cùng với bà con, động viên giáo dân tích cực thực hiện tinh thần “kính Chúa, yêu nước” và đường hướng “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, xây dựng tinh thần đoàn kết giữa bà con lương-giáo trong địa phương. Ông bộc bạch: “Tôi thấy thành phố và xã Ia Kênh luôn quan tâm tạo điều kiện cho bà con trong giáo họ sinh hoạt đạo. Bản thân tôi thấy phải có trách nhiệm động viên, nhắc nhở bà con giáo dân chăm lo làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện đời sống, đồng thời sống “tốt đời, đẹp đạo”, chung tay thực hiện các nhiệm vụ và phong trào do địa phương triển khai”.

Quang cảnh làng Thong Yố xã Ia Kênh TP.Pleiku nơi gia đình ông Rơ Lan Đăk đang sinh sống. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh làng Thong Yố xã Ia Kênh TP.Pleiku nơi gia đình ông Rơ Lan Đăk đang sinh sống. Ảnh: Thanh Nhật

Theo ông Rơ Châm Vil-Trưởng thôn Thong Yố: “Gia đình ông Rơ Lan Đăk quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động và việc làm thời vụ cho hơn 10 lao động tại địa phương. Ông không ngại hướng dẫn, giúp đỡ bà con làm ăn, vươn lên trong cuộc sống. Trong sinh hoạt tôn giáo, ông Đăk quan tâm tuyên truyền, vận động giáo dân xây dựng khu dân cư không có tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội; vận động các gia đình quản lý con em không để mắc vào các tệ nạn xã hội; phối hợp cùng chính quyền giáo dục thanh thiếu nhi, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa phương”.

Còn bà Phan Thị Hồng Thúy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kênh thì nhận xét: Ông Rơ Lan Đăk là cá nhân tiêu biểu trong đồng bào theo đạo Công giáo. Ông gương mẫu tham gia các cuộc vận động và phong trào do địa phương triển khai, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đem lại sự ổn định ở thôn làng. Gia đình ông hàng năm luôn được công nhận là gia đình văn hóa. Riêng cá nhân ông nhiều lần được địa phương biểu dương, khen thưởng về thành tích trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; được Hội Nông dân tỉnh và TP. Pleiku khen thưởng về thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.