Người nông dân với những chiếc máy chuyên sản xuất vườn ươm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một người nông dân phố núi Bảo Lộc đã mày mò chế tạo các loại máy móc đơn giản, dễ sử dụng cung cấp cho những vườn ươm. Từ quá trình mày mò, sáng tạo của người nông dân, nhiều vườn ươm trong và ngoài tỉnh đã có những chiếc máy đơn giản, dễ sử dụng đưa vào sản xuất.
Ông Ngô Văn Tú đang vận hành máy gieo hạt con thoi 07

Ông Ngô Văn Tú đang vận hành máy gieo hạt con thoi 07

Máy gieo hạt con thoi 07

Ông Ngô Văn Tú, nông dân Phường 1, TP Bảo Lộc nhanh nhẹn đưa những vỉ ươm cây đã được đổ đất vào chiếc máy gieo hạt. Chiếc máy gieo hạt chạy nhẹ nhàng, chỉ vài chục giây đã gieo xong một vỉ rau đều tăm tắp. Ông Ngô Văn Tú chia sẻ: “Đây gọi là máy con thoi 07 vì tên gọi này nhắc nhớ nhiều tính chất của nó. Máy con thoi vì cách hoạt động vòng tròn như con thoi, đưa đi đưa lại nhẹ nhàng tựa như con thoi dệt của người Bảo Lộc chúng tôi. Còn 07 là con số kỷ niệm năm tôi bắt đầu bước chân vào nghề làm máy móc nông nghiệp”.

Vốn là nông dân truyền thống phố núi, ông Ngô Văn Tú và vợ - bà Khúc Thị Lệ cũng gắn bó với những cây trồng của phố núi như cà phê, chè. Trong một dịp đi tham quan năm 2007, ông Ngô Văn Tú mê mải ngắm những chiếc máy lớn của một công ty chuyên sản xuất rau giống tại huyện Đức Trọng. Về nhà, ông Tú nghĩ mãi, máy móc giúp việc cho người nông dân sản xuất rau giống rất nhiều, vừa nhanh, vừa tiện. Ông bảo, khi ấy Bảo Lộc đã có nhiều nông hộ làm nghề sản xuất rau giống. Hầu hết bà con đều làm thủ công, từ xúc đất vào vỉ, gieo hạt trong vỉ để ươm cây, tất cả đều làm bằng tay. Kể cả người làm quen, có kĩ thuật tốt, công việc diễn ra vẫn hết sức chậm. Đồng thời, do gieo bằng tay, việc sót hạt, dính hạt là không tránh khỏi. Một vỉ rau, có hộc 2 - 3 cây, có học không có cây nào, nhà vườn lại phải sử dụng nhân lực để gieo bù. Cũng vì thế, chất lượng vỉ rau giống không đồng đều, cây to, cây nhỏ.

Vậy là sự tò mò của người nông dân được đánh thức. Ông Tú mày mò, tìm hiểu các kĩ thuật trong sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp chuyên cho vườn ươm. Ông bảo, máy xay đất để làm giá thể phối trộn thì không khó, chủ yếu chỉ là máy xay sao cho đều, phối trộn cho chuẩn. Riêng máy gieo hạt, ông cho biết, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Mày mò mãi, năm 2007, ông Tú cho ra đời những dàn máy đầu tiên gồm bộ ba máy xây đất, máy vào bầu đất và máy gieo hạt.

Hướng dẫn sửa máy qua internet

Điểm rất đặc trưng của bộ ba máy móc do ông Ngô Văn Tú làm ra, đó là nhỏ gọn, dễ sử dụng, nhất là với những vườn ươm nhỏ, ông Tú cho biết. Ông chia sẻ, với hầu hết các nhà vườn quy mô vừa phải, máy móc quá to, công suất quá cao, bà con cũng không sử dụng hết mà giá cả lại rất đắt, nhất là các loại máy nhập. Thay vào đó, ông chế tạo các loại máy công suất vừa phải, dễ điều khiển, dễ sửa chữa. “Máy của tôi làm ra là máy cơ, chạy trong môi trường nhớt, bền, dễ sử dụng. Vì chủ yếu là cơ cho nên rất bền, khó hỏng, nếu hỏng hóc cũng dễ sửa. Người quen việc một chút, khi máy trục trặc trao đổi qua zalo, facebook với tôi, tôi chỉ cần nhìn là biết hư chỗ nào, hướng dẫn cho bà con sửa cũng rất thuận tiện. Máy móc hiện đại quá, bà con mình cũng khó biết cách sửa chữa", ông Ngô Văn Tú cười chia sẻ. Tuy nói là máy công suất trung bình nhưng riêng máy con thoi 07 chuyên gieo hạt đạt công suất tới 480 vỉ/h, bằng 5-6 người chuyên gieo hạt bằng tay. Với những người chưa quen công việc, có thể điều chỉnh tốc độ để máy hoạt động chậm lại, người nông dân dễ thao tác hơn, ông Tú cho biết. Máy nhỏ, giá máy không cao, dễ sử dụng, dễ thao tác, rất nhiều nhà vườn khu vực Bảo Lộc cũng như các huyện lân cận đều tìm tới đặt hàng với cơ sở Ngô Tú.

Ngoài việc chế tạo máy để cung cấp cho bà con, bản thân gia đình ông Ngô Văn Tú cũng có một vườn ươm cây giống phục vụ cho nông dân lân cận. Ông bảo, vườn ươm vừa tận dụng được máy móc của gia đình, vừa là nơi để ông rút ra kinh nghiệm thay đổi. “Tôi sử dụng máy trong sản xuất tại vườn của gia đình, thấy trục trặc hay thấy còn vướng chỗ nào, mình sẽ cải tiến ngay lập tức, rất thuận lợi”, ông Tú đánh giá. Vì vậy, những chiếc máy của cơ sở được cải tiến qua từng năm, ngày càng trở nên tiện dụng.

Chị Tống Thị Tố Như - Chủ tịch Hội Nông dân Phường 1, TP Bảo Lộc cho biết, ông Ngô Văn Tú là một nhà nông được đánh giá rất cao về những sáng tạo. Hai chiếc máy của ông gồm máy vào bầu đất và máy gieo hạt con thoi 07 đã được trao giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật TP Bảo Lộc năm 2016 cũng như được Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng trao giải Nhì trong Cuộc thi Sáng tạo kĩ thuật nhà nông toàn tỉnh cùng năm. Hiện tại, gia đình ông bà Ngô Văn Tú - Khúc Thị Lệ là những nông dân tiến bộ, vừa chế tạo máy móc, vừa sản xuất những cây rau giống đạt chất lượng, là những nông dân điển hình sáng tạo giỏi - sản xuất hay, làm giàu chính đáng.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.