"Hai lúa" sáng chế máy nông nghiệp đa năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù chỉ học hết lớp 6 nhưng anh Nguyễn Văn Hậu (SN 1993, tổ 7, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế thành công máy nông nghiệp đa năng giúp bà con nông dân giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trò chuyện cùng P.V, anh Nguyễn Văn Hậu cho biết: Vì gia đình gặp nhiều khó khăn, anh nghỉ học từ sớm, ở nhà phụ giúp bố mẹ việc ruộng nương. Đến năm 2016, anh theo học nghề cơ khí tại một tiệm gần nhà. Sau 2 năm, anh vay vốn mở tiệm cơ khí chuyên hàn tiện, độ chế nông cơ. Trăn trở trước sự vất vả của người nông dân khi vào mùa vụ, mỗi khi rảnh rỗi, anh lại dành thời gian tìm tòi, nghiên cứu các loại máy móc với hy vọng giúp thay thế sức lao động.

“Qua khảo sát cho thấy, huyện Krông Pa có diện tích mì lớn. Trong khi đó, công đoạn bón phân cho cây khiến người nông dân tốn nhiều công sức. Trung bình 1 người bón phân cho 1 ha mì mất 1 ngày, chưa kể còn phải thuê máy cày lấp đất. Vì thế, sau một thời gian tìm hiểu, tôi quyết định bắt tay sáng chế máy bón phân cho cây mì”-anh Hậu chia sẻ.

 Hội viên nông dân thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) tham quan chiếc máy nông nghiệp đa năng do anh Nguyễn Văn Hậu sáng chế. Ảnh: Vũ Chi
Hội viên nông dân thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) tham quan chiếc máy nông nghiệp đa năng do anh Nguyễn Văn Hậu sáng chế. Ảnh: Vũ Chi



Sau 1 năm dốc sức nghiên cứu, hết lắp vào lại tháo ra, điều chỉnh cho phù hợp, giữa năm 2022, anh Hậu cho ra đời chiếc máy nông nghiệp đa năng kết hợp vừa bón phân vừa cày bừa, lấp đất gắn trên xe máy. Máy gồm 1 cối có thể chứa 25 kg phân, 1 mô tơ giảm tốc 12 vôn, 2 ống đưa phân ra ngoài, 1 nút chỉnh lượng phân và lưỡi cày đất hai bên. Cối đựng phân có thể làm to nhỏ tùy nhu cầu người sử dụng.

“Vì đa phần là tự chế nên máy có giá 3 triệu đồng. Các thiết bị được lắp đặt trên xe máy giúp dễ dàng di chuyển trên mọi địa hình. Không chỉ cây mì mà cây mía, bắp từ khi nảy mầm đến lúc cao ngang vai người đều có thể sử dụng máy bón phân này”-anh Hậu thông tin.

Kết quả cho thấy, 1 công lao động thực hiện công đoạn bón phân và lấp đất cho 1 ha mì trong khoảng thời gian 3 giờ. Không những thế, người sử dụng chỉ cần điều khiển chiếc xe máy đi đúng đường, thay vì phải mang vác cả bao phân nặng nề như trước đây. Nhận thấy hiệu quả của máy nông nghiệp đa năng đem lại, nhiều hộ nông dân thuê anh làm dịch vụ. Mọi người truyền tai nhau, nhiều người tìm đến đặt mua để sử dụng cho gia đình.

Anh Nguyễn Bá Cường-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tổ dân phố 7-đánh giá: Với chiếc máy nông nghiệp đa năng do anh Hậu sáng chế, bà con nhàn hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư thuê nhân công, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ có nút điều chỉnh nên lượng phân bón đồng đều, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn.

“Với mức giá bình dân, bất kỳ hộ nông dân nào đều có thể sở hữu một chiếc máy nông nghiệp đa năng như thế này để phục vụ sản xuất. Đây là sản phẩm rất thiết thực, hữu ích với người nông dân”-anh Cường nhận định.

Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Văn Hậu (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc) tìm tòi nghiên cứu sáng chế các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. Ảnh: Vũ Chi
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Văn Hậu (tổ 7, thị trấn Phú Túc) tìm tòi nghiên cứu sáng chế các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. Ảnh: Vũ Chi



Chia sẻ về những dự định trong tương lai, anh Hậu cho hay: Trong quá trình chăm sóc, người nông dân còn phải rải một lượng phân hữu cơ để cải tạo đất. Công đoạn này, bà con vẫn phải làm bằng tay. Vì vậy, anh dự tính sẽ sáng chế một chiếc máy có thể rải phân hữu cơ với số lượng lớn trên diện tích rộng. Anh cũng đang tính đến việc mở rộng xưởng cơ khí, thuê thêm nhân công để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng cũng như tiếp tục phát triển đam mê sáng chế.

Trao đổi với P.V, bà Đỗ Thị Minh Tuyến-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phú Túc-cho biết: Chiếc máy nông nghiệp đa năng do anh Hậu sáng chế được đánh giá rất cao, phù hợp với điều kiện canh tác, giúp người nông dân giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất cây trồng. Hội Nông dân thị trấn động viên anh Hậu tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật để giới thiệu sản phẩm đến đông đảo bà con nông dân.

 

 VŨ CHI

 

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.