Người đàn ông 30 năm sống nude trên đảo hoang ở Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ định trốn khỏi thế giới văn minh nhiều nhất là 2 năm, ông Nagasaki đã ở luôn 3 thập kỷ một mình trên khu đảo hoang vu. 
Ông Masafumi Nagasaki, 82 tuổi, đến Sotobanari, một quần đảo ở tỉnh cực nam Okinawa vào năm 1989. Ông sống lặng lẽ cô độc tại đó cho tới khi được biết đến năm 2012 với tên "người ẩn dật không áo quần". 
 Ông Nagasaki nói rằng nhờ luôn tuân theo quy luật của tự nhiên nên đã sống khỏe suốt 3 thập kỷ trên đảo. Ảnh: Reuters.
Ông Nagasaki nói rằng nhờ luôn tuân theo quy luật của tự nhiên nên đã sống khỏe suốt 3 thập kỷ trên đảo. Ảnh: Reuters.
Cuộc sống của ông được ghi lại bởi Alvaro Cerezo - giám đốc một công ty du lịch, người chuyên tìm hiểu về cuộc sống trôi dạt trên các đảo hoang, bao gồm cả trường hợp người rừng phiên bản đời thật tại Việt Nam là Hồ Văn Lang. Không có điện thoại, đèn, nước sạch trên đảo. Ông Nagasaki cũng có cực ít quần áo. Ông phơi mình trước những cơn bão và lũ muỗi đói.
Người đàn ông đặc biệt này chỉ ước được chết trên hòn đảo mà ông gọi là nhà suốt ba thập kỷ qua. "Tìm nơi để yên nghỉ là việc rất quan trọng và tôi quyết định đây là chỗ dành cho mình, được bao quanh bởi thiên nhiên", ông nói với Reuters năm 2012.
 Người đàn ông 82 tuổi nói rằng điều ông nhớ nhất ở xã hội văn minh là chiếc bật lửa - thứ giúp cuộc sống của con người tiện lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Reuters
Người đàn ông 82 tuổi nói rằng điều ông nhớ nhất ở xã hội văn minh là chiếc bật lửa - thứ giúp cuộc sống của con người tiện lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Reuters
Ông kể với Alvaro Cerezo, rằng: "Tôi không muốn rời khỏi đây. Tôi sẽ bảo vệ hòn đảo này. Tôi sẽ không bao giờ đi tìm một thiên đường như vậy ở đâu khác. Ở đây tôi chẳng bao giờ thấy buồn".
Theo The Sun, không rõ trước đây làm thế nào ông Nagasaki lại đến đảo Sotobanari . Ông từng lấy vợ và có hai con nhưng nay "không muốn nói gì về quá khứ nữa". Trước khi tới đảo, ông từng là một  nhiếp ảnh gia, sau đó mở một quán rượu ở thành phố cảng Honshu. 
Ông Nagasaki kể rằng từ hồi còn làm việc tại nhà máy ở Osaka, ông nghe đồng nghiệp kể một quần đảo bí ẩn và từ đó ông luôn mơ ước trốn khỏi xã hội văn minh. Một ngày, trên máy bay, ông kinh sợ khi nhìn thấy khối ô nhiễm trên biển. Sau chuyến đi đó, người đàn ông thành phố chưa từng phiêu bạt đóng gói hành lý và đi tìm nơi trốn ở đảo xa. 
Khi ấy ông nghĩ mình sẽ ở đó nhiều nhất là 2 năm nhưng cuối cùng lại gắn bó suốt 30 năm. "Trong xã hội ngoài kia, người ta đối xử với tôi như một kẻ ngốc. Trên đảo này, tôi không cảm thấy như vậy. Ở đây, tôi không phải làm những việc người ta bảo tôi làm, tôi chỉ tuân theo quy luật của tạo hóa. Bạn không thể thống trị thiên nhiên mà chỉ hoàn toàn thuận theo nó", ông nói.
Ông Nagasaki nói chưa bao giờ thấy buồn khi ở một mình trên đảo hoang. Ảnh: Reuters.
Ông Nagasaki nói chưa bao giờ thấy buồn khi ở một mình trên đảo hoang. Ảnh: Reuters.
Vài năm đầu sống trên đảo, ông Nagasaki vẫn mặc quần áo nhưng sau khi bị một cơn bão cuốn trôi nhiều đồ đạc, ông nhận ra "mặc đồ không hợp với cuộc sống của tôi ở nơi này" và bắt đầu sống nude hoàn toàn. 
Ông dành phần lớn thời gian ở một mình trên đảo nhưng cũng có vài người bạn ở vài nơi xa lạ. Ông không ăn cá, thịt và cũng từ chối dùng trứng rùa khi đến mùa sinh sản của chúng. "Tôi thấy những chú rùa con chào đời và bò về phía biển. Mỗi lần vậy tôi đều nổi da gà và nghĩ cuộc sống này thật kỳ diệu xiết bao", ông nói.
Mặc dù hoàn toàn tự do trên thiên đường nhiệt đới, thói quen của ông Nagasaki rất nghiêm ngặt: Tập thể dục mỗi sáng, sau đó là đi làm sạch bãi biển. "Tôi chưa bao giờ thấy bãi biển nào sạch như thế, kể cả những khu đảo nghỉ dưỡng xa hoa nhất. Tôi đã có 5 ngày không thể quên ở đó và tôi vô cùng biết ơn cơ hội cho mình tới đây, gặp người đàn ông đặc biệt này", Cerezo viết.
Tuy nhiên, tháng 4 năm 2018, chính quyền đã đưa ông Nagasaki về với cuộc sống văn minh. "Ông ấy bị đưa ra khỏi đảo, có người thấy ông có vẻ rất yếu", Cerezo kể.
Vương Linh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.