Người dân làng Nhao 1 vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ gia đình ở làng Nhao 1 (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Puih Juih kể: “Gia đình bố mẹ tôi trước đây cũng là hộ nghèo. Tôi sinh ra và lớn lên cùng với đói nghèo, thiếu thốn. Khi lập gia đình, tôi cũng chỉ có hai bàn tay trắng cùng căn nhà dột nát. Quanh năm, vợ chồng tôi làm thuê để nuôi 2 người con ăn học và chạy chữa cho đứa con thứ 3 bị đau yếu, bệnh tật. Tuy nhiên, tôi không nản chí mà luôn chăm chỉ làm việc và quyết tâm vươn lên thoát nghèo”.

Vợ chồng bà Puih Bil trước căn nhà mới khang trang do Mạnh Thường Quân hỗ trợ xây dựng. Ảnh: M.K

Vợ chồng bà Puih Bil trước căn nhà mới khang trang do Mạnh Thường Quân hỗ trợ xây dựng. Ảnh: M.K

Năm 2000, ông Juih mạnh dạn mượn đất của người thân trong làng trồng cà phê. Để vườn cây phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông dành thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ bà con rồi áp dụng vào vườn cây của gia đình. Đến năm 2019, gia đình ông được chính quyền địa phương tặng 2 con bò sinh sản để làm sinh kế. Ông thuê đất trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Năm 2022, đàn bò của gia đình tăng lên 8 con. Nhờ tiết kiệm chi tiêu nên ông Juih có tiền mua thêm được 8 sào cà phê. “Với thu nhập ổn định trên 60 triệu đồng/năm, đầu năm 2023, vợ chồng tôi xây dựng được căn nhà vững chãi và chính thức thoát nghèo”-ông Juih chia sẻ.

Cũng như ông Juih, gia đình bà Puih Bil cũng trở thành tấm gương thoát nghèo tiêu biểu ở làng Nhao 1. Theo bà Bil, muốn thoát nghèo, bản thân phải tự lực là chính, không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 1990, bà Bil lập gia đình. Gia đình nhà chồng cũng thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng về ở với nhau chỉ có chưa đầy 2 sào lúa bố mẹ để lại. Ngoài làm thuê, vợ chồng bà Bil còn lên rừng hái măng về bán. Để cải thiện bữa ăn gia đình, vợ chồng bà còn tranh thủ trồng thêm rau xanh, nuôi heo, gà.

Bà Bil vui mừng cho hay: “Năm 2022, UBND xã Ia Kênh đã vận động Mạnh Thường Quân xây tặng gia đình tôi 1 căn nhà mới khang trang. Đây là món quà lớn đối với vợ chồng tôi. Ổn định về chỗ ở, chúng tôi bảo ban nhau tập trung lao động sản xuất và đã thoát nghèo vào giữa năm 2023”.

Làng Nhao 1 có 217 hộ, 85% dân số là người dân tộc thiểu số. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo. Theo Phó Trưởng thôn Puih Biu, hầu hết các hộ đều nỗ lực vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Bản thân họ đều thực sự muốn vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình. Để đồng hành cùng người dân, sau khi rà soát kỹ lưỡng hoàn cảnh của từng gia đình, chúng tôi đã kết nối với nguồn quỹ từ thành phố đưa về để hỗ trợ sinh kế hoặc nhà ở để bà con có thêm động lực thoát nghèo bền vững.

Gia đình bà Puih Bil thoát nghèo nhờ biết tích góp, tiết kiệm. Ảnh: Mai Ka

Gia đình bà Puih Bil thoát nghèo nhờ biết tích góp, tiết kiệm. Ảnh: Mai Ka

Ông Lê Quang Toản-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh-cho biết: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chính quyền địa phương đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, làng; tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay cũng như các chương trình hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

“Hiện nay, xã Ia Kênh còn 46 hộ nghèo (chiếm 4,7%), 47 hộ cận nghèo (chiếm 4,8%). Xã phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm còn 31 hộ nghèo (chiếm 3,1%) và 39 hộ cận nghèo (chiếm 3,9%). Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, động viên tinh thần tự lực vươn lên của hộ nghèo, chúng tôi sẽ lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, công trình vệ sinh, nước sạch, hỗ trợ việc làm giúp tăng thu nhập”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kênh thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.