Người dân Ia Phí mong một cây cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mỗi lần vào mùa mưa, hàng trăm hộ dân ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) lại đối diện với hiểm nguy khi băng qua các con suối để đến khu sản xuất. Vì vậy, người dân nơi đây rất mong Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố để đi lại. 
Ông Rơ Châm Krui-Phó Trưởng thôn Roih dẫn chúng tôi “mục sở thị” những cây cầu tạm bắc qua suối Ia Kroh do dân làng tự làm để vào khu sản xuất. Ông Krui cho biết: Làng có 2 con đường dẫn vào các khu sản xuất. Tuy nhiên, đường đất dốc và lầy lội vào mùa mưa. Đã vậy, cả 2 con đường này đều phải đi qua suối nên rất nguy hiểm mỗi khi mưa lớn. Để đảm bảo cho việc đi lại, cách đây vài năm, dân làng cùng nhau góp tiền, góp sức để làm 2 chiếc cầu tạm bắc qua suối. Tuy nhiên, cả 2 cầu này rộng chưa tới 2 m, được làm tạm bợ nên rất dễ bị nước cuốn trôi nếu gặp mưa lớn.
“Mỗi lần mưa lớn, nước ngập quá mặt cầu gây nguy hiểm cho người đi lại. Trong khi đó, đời sống của bà con còn rất khó khăn nên không có khả năng đóng góp kinh phí để làm cầu kiên cố. Do đó, làng rất mong tỉnh, huyện quan tâm đầu tư xây dựng cầu để tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại và sản xuất”-ông Krui nói. Còn ông Rơ Châm Chíu thì bộc bạch: “Gia đình tôi có hơn 1 ha cà phê nằm ở bên kia suối Ia Kroh. Nhiều lần thu hoạch cà phê gặp trời mưa, tôi không dám chở bằng xe máy đi qua cầu vì rất dễ bị trôi cả người lẫn xe. Thời điểm mưa lớn, nước dâng cao, tôi đành phải ở lại rẫy đợi nước rút rồi mới về. Dân làng mong được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cây cầu chắc chắn hơn”.
Người dân làng Roih vận chuyển nông sản qua suối. Ảnh: Nhật Hào
Người dân làng Roih vận chuyển nông sản qua suối. Ảnh: Nhật Hào
Tương tự, người dân làng Rồi cũng mong sớm được Nhà nước hỗ trợ làm đập tràn qua suối Ia Nuôi để tạo thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất. Ông Rơ Châm Uh bộc bạch: “Ngày nào đi chăn bò hoặc ra thăm ruộng lúa bên kia khu sản xuất mình cũng phải lội qua con suối Ia Nuôi. Vào mùa mưa, nước dâng cao, chảy xiết rất nguy hiểm. Dân làng rất mong được Nhà nước làm đập tràn qua con suối để bà con đi lại an toàn, thuận lợi trong việc vận chuyển nông sản”.
Ông Rơ Châm Ganh-Bí thư Chi bộ làng Rồi-cho hay: Làng có 168 hộ, đa phần đều có rẫy nằm bên kia suối Ia Nuôi với diện tích hơn 100 ha. Ngoài ra, một số hộ dân ở làng khác cũng có rẫy nằm bên kia suối nên hàng ngày người dân đi lại khá nhiều. Mỗi khi gặp mưa lớn, nước suối dâng cao rất nguy hiểm đến tính mạng cũng như gây thiệt hại về tài sản cho người dân khi không thu hoạch kịp thời. Nhiều trường hợp bị nước cuốn trôi cả người lẫn xe nhưng may mắn không bị thiệt mạng. Chúng tôi mong Nhà nước làm đập tràn đi qua con suối này.
Người dân làng Rồi (xã Ia Phí) mong muốn được làm cầu tràn đi qua suối Ia Nuôi để đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản. Ảnh: Nhật Hào
Người dân làng Rồi (xã Ia Phí) mong Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố để đi lại. Ảnh: Nhật Hào
Trao đổi với P.V, ông Mai Xuân Sức-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho hay: Cả trăm hộ dân tại một số thôn, làng hàng ngày vẫn phải lội suối hoặc đi qua cầu tạm bắc qua các con suối để vào khu sản xuất. Điều đáng nói là các cây cầu này hiện cũng đã bị xói lở chân cầu nên rất dễ bị cuốn trôi khi trời mưa lớn. Để đảm bảo an toàn cho việc đi lại, người dân kiến nghị Nhà nước hỗ trợ làm cầu gần 10 năm nay. Trong khi đó, xã cũng còn khó khăn nên không có kinh phí để hỗ trợ các làng sửa chữa hoặc làm mới cầu. “Ngoài ra, người dân trong xã cũng gặp khó khăn khi đi lại trên tuyến đường liên xã giữa Ia Phí và Ia Ka vì là đường đất thường bị lầy lội vào mùa mưa. Do đó, chúng tôi mong tỉnh, huyện quan tâm đầu tư làm cầu, đường để đảm bảo an toàn cũng như tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, vận chuyển nông sản”-Phó Chủ tịch UBND xã kiến nghị.  
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.