Người "chắp cánh" cho hồ tiêu Lệ Chí-Nam Yang vươn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều năm nay, ông Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) thường được người dân nhắc đến trong vai trò “chắp cánh” cho hồ tiêu vùng đất này với 4 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí: tiêu đỏ, tiêu sọ, tiêu đen và tiêu xanh.
Năm 2017, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang do ông Nguyễn Tấn Công đồng sáng lập đã ra mắt ngay trên vùng đất Lệ Chí-Nam Yang (huyện Đak Đoa). Khi mới thành lập, HTX chỉ có 15 thành viên canh tác khoảng 45 ha hồ tiêu và 15 ha cà phê. Đến năm 2020, tổng số thành viên lên đến 110 người với 80 ha hồ tiêu và 120 ha cà phê.
Chị Trần Thị Hoàng Anh cho biết: “Tôi vừa là thành viên HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, vừa tham gia Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Gia Lai, nơi ông Công làm chủ nhiệm. Ông Công thực sự là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ đang nuôi ước mơ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động, HTX đã có những sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao, được thị trường đón nhận. Đồng thời, ông Công còn mạnh dạn tìm kiếm những đối tác như: Công ty Nedspice, Công ty Gia vị Sơn Hà, Công ty Hồ tiêu Việt…; thực hiện xúc tiến hoàn thiện hồ sơ xây dựng chứng nhận vườn tiêu đạt chuẩn hữu cơ.
Kết quả, niên vụ 2017-2018, HTX có vườn hồ tiêu 1,5 ha được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ USDA (Mỹ) và EU (châu Âu), sản lượng hồ tiêu gần 7 tấn, giá bán 120 ngàn đồng/kg. Niên vụ 2018-2019 có gần 16,5 ha hồ tiêu đạt chuẩn hữu cơ của Mỹ và châu Âu, với sản lượng gần 60 tấn, giá bán 85 ngàn đồng/kg. Niên vụ 2019-2020 có 10 ha hồ tiêu đạt chuẩn hữu cơ với sản lượng gần 40 tấn tiêu xô, giá bán từ 70 ngàn đồng trở lên. Giá bán tiêu đóng gói thương hiệu tiêu hữu cơ Lệ Chí cho các nhà phân phối, đại lý, siêu thị từ 180 ngàn đồng/kg tiêu đen, tiêu sọ từ 300 ngàn đồng/kg, tiêu đỏ từ 350 ngàn đồng/kg.
Đặc biệt, bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí đạt sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2018 và 2020; đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2020. Bộ 4 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí (tiêu đỏ, tiêu sọ, tiêu đen và tiêu xanh) đạt chứng nhận hữu cơ của Mỹ và châu Âu do tổ chức quốc tế Control Union chứng nhận năm 2018 và 2019. Bộ 3 sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2019.
Ông Nguyễn Tấn Công (thứ 2 từ phải sang) tiếp đón khách tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu hữu cơ. Ảnh: Sơn Ca
Ông Nguyễn Tấn Công (thứ 2 từ phải sang) tiếp đón khách tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu hữu cơ. Ảnh: Sơn Ca
Bên cạnh các bộ sản phẩm tiêu hữu cơ Lệ Chí, ông Công và HTX đã phát triển thêm dòng sản phẩm tiêu sạch Lệ Chí, cà phê Đak Yang, măng le Lệ Chí, khoai mật Lệ Chí. Hàng năm, các sản phẩm của HTX tham gia hơn 20 hội chợ, hoạt động kết nối cung-cầu, quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê và hồ tiêu đang gặp nhiều khó khăn về giá như hiện nay, ông Công cho rằng, đây chính là thời điểm của thách thức và cơ hội.
“Làm ra nguyên liệu tốt mới chỉ là điều kiện cần. Phải đưa công nghệ chế biến vào khâu chế biến sau thu hoạch, vừa tạo được việc làm, vừa gia tăng giá trị, chất lượng cho nông sản. Đây cũng là lý do HTX chuẩn bị xây dựng nhà máy trong năm nay, tập trung vào khâu chế biến sâu để đưa nông sản vươn xa hơn, bền vững hơn”-ông Công cho biết.  
Bên cạnh đó, ông Công và Ban Quản trị HTX còn định hướng thành viên và nông dân từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ông Nguyễn Xuân Tùng-Chủ tịch UBND xã Nam Yang-cho hay: “Xã Nam Yang có 1.725 hộ với 7.440 khẩu. Hầu hết người dân canh tác 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Là một người con của đất Lệ Chí-Nam Yang, bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, ông Công đã nhiệt tình chia sẻ thông tin, hướng dẫn quy trình canh tác, nhu cầu và xu hướng thị trường, tìm hướng đi mới để giúp người dân ổn định cuộc sống. Ở góc độ của HTX, ông đã góp phần xây dựng phong trào sản xuất nông nghiệp bền vững trên cây hồ tiêu, hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều khởi sắc hơn”.
Trao đổi với P.V, ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: “Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang là đơn vị tiên phong, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đak Đoa. Sự thành công của HTX đã có sự lan tỏa tích cực; nhiều tổ chức, cá nhân đã đến học hỏi và nhân rộng mô hình, thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp theo xu hướng hữu cơ, bền vững. Về phía địa phương, huyện cũng đã có chủ trương định hướng người dân liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản”.
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.