Ngư dân Quảng Ngãi hớn hở cập bờ, mang về trăm tỷ đồng từ mực xà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau hơn 3 tháng lênh đênh trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều tàu câu mực xà của ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cập bờ mang theo hàng nghìn tấn mực khô, với giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng.

Những ngày qua, các tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) liên tục cập bờ để bán chuyến mực đầu tiên trong năm 2024. Sản lượng khai thác tăng cao, giá cả ổn định khiến ngư dân vui như Tết.

Vừa cập cửa Sa Cần sau hơn 3 tháng lênh đênh ở Trường Sa, tàu cá QNg 95422 TS của ngư dân Trần Tức (trú xã Bình Chánh), cùng 54 ngư dân phấn khởi vì sản lượng khai thác tăng cao.

“Chuyến biển này cả tàu tôi thu được 60 tấn mực xà khô, nhiều gấp đôi so với chuyến năm ngoái, mang về hơn 8 tỷ đồng cho tôi và các thuyền viên trên tàu”, ngư dân Tức vui mừng.

Tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh cập cửa biển Sa Cần sau hơn 3 tháng khai thác ở Trường Sa.

Tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh cập cửa biển Sa Cần sau hơn 3 tháng khai thác ở Trường Sa.

Tương tự, ngư dân Nguyễn Tấn Dũng (trú xã Bình Chánh - chủ tàu QNg-95769 TS), cùng hơn 40 thuyền viên vừa trở về, thu hơn 45 tấn mực xà khô, đạt hơn 6 tỷ đồng.

Hiện các tàu câu mực của ngư dân Bình Chánh cũng đang lần lượt về bờ sau thời gian dài khai thác trên biển. Chuyến khai thác đầu năm 2024 đạt sản lượng cao, giá bán 135.000 -145.000 đồng/kg mực xà khô khiến ngư dân rất phấn khởi.

Xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) là địa phương nổi tiếng cả nước với nghề câu mực xà, với trên 120 tàu hành nghề, trong đó có khoảng 50 chiếc đánh bắt dài ngày ở ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa. Chỉ sau chuyến biển đầu năm 2024, sản lượng khai thác mực xà khô đạt 1.540 tấn, giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng.

Ngư dân phơi mực trên tàu, ở ngoài khơi.

Ngư dân phơi mực trên tàu, ở ngoài khơi.

Nghề câu mực xà, mỗi tàu có khoảng từ 40-50 ngư dân. Khi ra đến khơi xa, cứ đến chiều tối tàu mẹ bắt đầu thả thúng, mỗi thúng một người cách nhau tầm 1 hải lý. Trên thúng câu có đèn dụ mực, mồi câu, rồi đến rạng sáng hôm sau tàu mẹ bắt đầu chạy thu gom các thúng câu.

Theo các ngư dân ở xã Bình Chánh, nghề câu mực xà ở xã xuất hiện từ năm 1990, lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp, nay đã có cải thiện. Ngư dân câu mực xà thường hành nghề cách bờ hơn 150 hải lý với độ sâu trên 800m nước, thời gian chính vụ từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 9 năm sau.

Ngư dân bán mực cho thương lái.

Ngư dân bán mực cho thương lái.

Trung bình mỗi năm, các tàu ở xã Bình Chánh khai thác trung bình khoảng 4.000 tấn mực. Toàn bộ số mực này được đưa về các kho thu mua, sơ chế ở địa phương.

Từ các kho này, mực xà của ngư dân xã Bình Chánh được đưa đi tiêu thụ khắp nơi ở trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.