"Ngôi nhà bình yên" ở Gia Lai của trẻ bị xâm hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những trẻ em bị xâm hại tình dục, bị tổn hại thân thể, sang chấn tâm lý đều được Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp (BTXHTH) tỉnh Gia Lai tiếp nhận để chăm sóc, hỗ trợ khẩn cấp, giúp các em ổn định tâm lý, vượt qua biến cố cuộc đời. Vì vậy, mọi người đều gọi nơi đây là “ngôi nhà bình yên” của trẻ bị xâm hại.
Nỗi đau đến từ người thân
Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Thanh-nhân viên Trung tâm BTXHTH tỉnh, em R.M.M. (5 tuổi, xã Ia Krai, huyện Ia Grai) là trường hợp bị chính cha đẻ xâm hại tình dục. Lợi dụng lúc cả nhà đi vắng, cha bé M. đã xâm hại em. Sau khi người dân trong làng phát hiện vụ việc, em đã được nhân viên Trung tâm BTXHTH tỉnh, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Grai, UBND xã Ia Krai đưa đi khám, tư vấn tâm lý và đưa vào Trung tâm. “Lúc đó, bé M. luôn trong tình trạng vô cùng hoảng loạn, không muốn tiếp xúc với ai. Thấy bất kỳ người đàn ông nào là bé ngay lập tức chui vào gầm bàn hay trốn sau bất cứ vật gì có thể che chắn được. Chúng tôi đã phải ăn, ngủ, chơi cùng bé, mua những đồ chơi bé thích để bé bớt sợ hãi”-cô Thanh nhớ lại.
Một trường hợp khác là em R.L.N. (14 tuổi, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) bị cha dượng nhiều lần hiếp dâm khiến em có thai khi mới 13 tuổi. Trong lúc khủng hoảng tâm lý, N. đã được nhân viên Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê đưa lên Trung tâm BTXHTH tỉnh để tạm lánh. Sau 15 ngày được các cô tại Trung tâm chăm sóc, tham vấn, em N. đã ổn định tâm lý, trở về với cuộc sống thường ngày.
 Trẻ em bị xâm hại tình dục được các cô ở Trung tâm BTXHTH tỉnh tận tình chăm sóc, nuôi dạy. Ảnh: G.H
Trẻ em bị xâm hại tình dục được các cô ở Trung tâm BTXHTH tỉnh tận tình chăm sóc, nuôi dạy. Ảnh: G.H
Bà Tạ Thị Anh Đào-Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh-chia sẻ: “Các bé bị xâm hại tình dục khi mới đến Trung tâm luôn có tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi nhưng sau đó đã ổn định tâm lý, vui đùa cùng các bạn. Có bé nhớ nhà, Trung tâm đưa về gia đình thì bị người trong làng kỳ thị, không hòa nhập được với cộng đồng nên lại muốn theo các cô về Trung tâm. Tại đây, các bé được sống bình yên trong ngôi nhà chung, có các cô là người thân, người mẹ thứ 2 và là người thầy thuốc chữa lành vết thương tâm hồn của các bé”.
“Ngôi nhà bình yên”
Trung tâm BTXHTH tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn, người khuyết tật còn một phần khả năng lao động, người tâm thần. Đây cũng là nơi tham vấn, tạm lánh, hỗ trợ khẩn cấp của những trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, Trung tâm đã thực hiện tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm sinh lý cho 1.304 lượt đối tượng trong Trung tâm và cộng đồng. Đồng thời, nắm bắt thông tin và thực hiện quản lý 43 trường hợp, trong đó có 8 ca trẻ em bị xâm hại tình dục tại các huyện: Ia Grai, Chư Sê, Đức Cơ, Phú Thiện.
Sau hơn 1 năm được sống trong tình yêu thương của các cô nuôi dạy trẻ và sự đoàn kết của các bạn trong “ngôi nhà bình yên”, bé R.M.M. đã vui vẻ trở lại. “Con ở đây rất vui, đến lớp học có rất đông các bạn cùng chơi, cùng học. Ở nhà, con còn được đi giặt đồ cùng mẹ Thanh, mẹ Lý. Con muốn ở lại đây với mọi người thôi”-bé M. nói.
Tuy nhiên, việc che chở, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại của Trung tâm BTXHTH tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn như: việc tiếp nhận thông tin về đối tượng-đặc biệt là đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp-còn gặp nhiều khó khăn do không có mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn; cán bộ phụ trách công tác Lao động-Thương binh và Xã hội cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng không nắm bắt hết được; các quy trình, thủ tục tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp còn hạn chế; một số huyện, xã chưa phối hợp trong công tác hoàn thiện hồ sơ và hỗ trợ kinh phí...
­Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh nhấn mạnh: “Để Trung tâm thực sự trở thành “ngôi nhà bình yên”, là nơi bảo vệ, che chở, chữa lành vết thương tâm hồn cho các bé, chúng tôi cần lắm sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Đồng thời, phụ huynh cũng cần cung cấp cho con em những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục giới tính. Khi cần tham vấn, hỗ trợ khẩn cấp hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng: (0269) 3868000”. 
GIA HÂN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.