Nghiệp đoàn hướng biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kể từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời đầu tiên ở Quảng Ngãi và phát triển, những đoàn viên ngư dân ra khơi đánh bắt ở các vùng biển xa không còn đơn độc. Họ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trên biển để vững lòng khai thác hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam.

Chủ trương hợp lòng ngư dân

Ngày 15-9-2011, Liên đoàn Lao động Quảng Ngãi phối hợp với huyện Lý Sơn thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá đầu tiên của cả nước ở An Hải, với 428 ngư dân từ 35 con tàu tham gia. Trong quá trình hoạt động, Nghiệp đoàn đã tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật biển đến tận chủ tàu và người lao động, gắn kết ngư dân, tạo sức mạnh đoàn kết trên biển, liên kết cùng đánh bắt, cùng phát triển kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời, Nghiệp đoàn đã đóng vai là tổ chức đại diện hợp pháp cho người lao động nghề cá, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động đánh bắt… kịp thời hỗ trợ cho bà con ngư dân khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển, ổn định nguồn nhân lực cho mỗi chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ.
 

Tàu thuyền Quảng Ngãi đánh bắt theo tổ đội. Ảnh: Trường An
Tàu thuyền Quảng Ngãi đánh bắt theo tổ đội. Ảnh: Trường An

Từ một nghiệp đoàn hoạt động với mong muốn của ngư dân, đã có nhiều ngư dân xin gia nhập vào nghiệp đoàn. Đây là nguyện vọng hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trước xu thế phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc. Ngày 15-3-2012 Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Văn bản số 880-CV/TU chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, các huyện có biển và Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá.

Đến nay, toàn tỉnh có thêm 5 Nghiệp đoàn Nghề cá khắp các xã biển của các huyện đồng bằng, nâng tổng số đoàn viên của 6 Nghiệp đoàn Nghề cá lên 2.134 đoàn viên, với 355 tàu tham gia hoạt động chủ yếu ở các vùng biển quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển tiếp giáp với các nước.

Nơi gắn kết các ngư dân  

Do mới thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá nên có nhiều ngư dân chưa có điều kiện và chưa hiểu biết các quy định để gia nhập vào Nghiệp đoàn. Các Nghiệp đoàn Nghề cá đã đi vào hoạt động ổn định, đã xây dựng các quy chế hoạt động và phân chia thành các tổ phù hợp với việc khai thác đánh bắt hải sản. Các thành viên Nghiệp đoàn đã tập hợp gắn kết các tàu lại với nhau thành tổ, đội đánh bắt hải sản trên từng khu vực, đoàn kết giúp đỡ nhau mỗi khi có sóng to, gió lớn trên biển thông qua máy ICom của Nghiệp đoàn; giúp đỡ nhau khi có tàu lạ uy hiếp, thông báo cho nhau khi có tin bão khẩn cấp, hỗ trợ nhau khi tàu gặp nạn...

Cá về bến đầy khoang. Ảnh: Trường An
 Ảnh: Trường An

Chủ tàu Nguyễn Tấn Dũng xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa), bộc bạch: "Đã gần trọn 30 năm đi biển, giờ gia đình mới sắm được con tàu công suất 400 CV hành nghề giã cào đôi. Với đặc thù của nghề, tàu ngày đêm bám biển, mà biển Đông hiện nay luôn "dậy sóng", con tàu khó tránh khỏi những rủi ro. Gia nhập vào Nghiệp đoàn ra khơi đánh bắt anh em vững lòng hơn rất nhiều".

Còn ngư dân Trương Công Nhọn ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An thì cho rằng: "Gia nhập vào Nghiệp đoàn, anh em có trách nhiệm bảo vệ nhau hơn khi gặp thiên tai hoạn nạn. Như tháng 7-2011, trong quá trình đánh bắt thì tàu ông bị gãy trục số không hoạt động được, gặp luồng gió chướng đang thổi mạnh về hướng Nam... Nếu không có các tàu cùng tổ đội đang đánh bắt gần bên đến lai dắt về đảo Đá Tây kịp thời thì tàu chẳng biết trôi dạt về nơi đâu".

Ở huyện Tư Nghĩa, Lý Sơn và nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân mưu sinh bằng các nghề giã cào đôi, lưới chuồn, câu khơi, vây rút chì... nên con tàu thường xuyên bám biển khơi xa. Việc gia nhập vào Nghiệp đoàn đã tạo cho ngư dân có điểm tựa nhau trên biển, mối liên kết trên bờ để vững lòng tin đánh bắt.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, Quảng Ngãi hiện có gần 5.750 chiếc tàu cá, với tổng công suất 624.570 CV. Đến đầu tháng 5, ngư dân khai thác được trên 23.400 tấn hải sản các loại. Trong quy hoạnh của ngành chức năng tính đến năm 2015 ngư dân trong tỉnh sẽ khai thác đạt 118.000 tấn.
 

 

Tuy vậy, trong tổng số 1.998 chiếc tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ thì chỉ có khoảng 335 tàu vào Nghiệp đoàn Nghề cá. Số còn lại ngư dân tự liên kết thành lập các tổ đội để đánh bắt trên biển, nên chưa có sự hỗ trợ kịp thời, sát sao về mặt pháp lý, cũng như về vật chất, động viên tinh thần cho ngư dân bám biển mỗi khi gặp nạn.

Thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong tình hình biển Đông phức tạp hiện nay. Muốn các con tàu vươn khơi xa đánh bắt bền vững, an toàn, hiệu quả thì ngành chức năng, lãnh đạo Quảng Ngãi nên tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình. Để mỗi con tàu ra khơi đánh bắt đều có bạn, có sự trợ lực về pháp lý, trợ lực từ lòng yêu nước của những người con từ đất liền hướng về biển đảo thân yêu.

Trường An

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.