"Nghiện" mua hàng online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mua hàng online đã trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn khi tiết kiệm thời gian cũng như công sức, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, người tiêu dùng dễ bị cuốn vào các chiêu như: miễn phí giao hàng (freeship), giảm giá (sale), khuyến mãi... và vô tình trở thành “nghiện” mua hàng online, dẫn đến lãng phí, vượt khả năng chi tiêu tài chính.
Mặc dù khá chật vật trong chi tiêu bởi các vụ rau màu liên tiếp bị mất mùa, mất giá nhưng chị T.T.H. ở gần nhà tôi vẫn đều đặn đặt mua hàng online. Chị chia sẻ, chị rất thích xem live stream của các trang Facebook bán quần áo, giày dép và đồ gia dụng và trở thành “fan cứng” của không dưới 10 trang bán hàng. Trung bình mỗi ngày, chị theo dõi và đặt mua ít nhất vài món đồ. Nếu không mua sẽ cảm thấy... thiêu thiếu, hụt hẫng. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị H. ở nhà nhiều hơn lại đâm ra rảnh rang và bị “nghiện” mua hàng online.
Chị H. kể: “Mỗi ngày lướt điện thoại, tôi lại tìm vào mua hàng online. Lúc mua, tôi thấy họ sale mỗi món chỉ còn vài chục đến vài trăm ngàn đồng nên không đắn đo “chốt” hàng, thậm chí cả những sản phẩm mình đã có hay không thật sự cần thiết. Nhưng khi hàng về, cộng gộp nhiều món lại, tôi thường phải trả số tiền lên đến vài triệu đồng. Nhiều lần, tôi đã tự nhủ là không mua hàng tràn lan nữa nhưng rồi vẫn không thể kìm lòng được”. Và, việc chị H. thường xuyên mua hàng online đã khiến vợ chồng chị đôi lần cự cãi, nhất là khi tài chính gia đình eo hẹp mà trong nhà lại chất đầy những món đồ không mấy khi dùng đến.
 Tranh minh họa: K.N.B
Tranh minh họa: K.N.B
Chị chồng của tôi là người rất mê đồ gia dụng. Chị vẫn thường lên Facebook săn lùng hàng giảm giá và bị “hút” vào các gian hàng đồng giá như: cây lau nhà, thau rổ nhựa, bộ dao, bộ kéo, nồi, chảo, dao, thớt đủ kích cỡ… Cứ vài ngày, shipper lại giao đến 1 thùng hàng to. Lâu dần, hàng mua thì quá nhiều trong khi gia đình không có nhu cầu dùng đến. Chị thú nhận rằng, mình bị “nghiện” mua sắm online. Lúc đầu, mua sắm online để tiện lợi, không phải đến chợ, cửa hàng trực tiếp lại vừa được hưởng ưu đãi giảm giá. Nhưng lâu dần, chị không kiểm soát được, nhiều khi cứ thấy hàng giảm giá là mua, không để ý đến chuyện món hàng đó có thực sự cần thiết cho bản thân và gia đình hay không. 
Đã có rất nhiều trường hợp bị cuốn vào việc mua hàng online, dẫn đến tồn trữ quá nhiều đồ mua về mà có thể không sử dụng hết, gây ra nợ nần, tranh cãi với người thân. Cũng có trường hợp, nếu không được thỏa mãn “chốt” đơn thì sẽ bị ức chế tinh thần. Thực tế cho thấy, vì “nghiện” mua sắm online nên nhiều người có xu hướng mua những thứ mình thích chứ không hẳn là những thứ cần thiết.
Các trang bán hàng online đang nở rộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để tránh “chốt” hàng quá tay, người tiêu dùng chỉ nên thực hiện giao dịch khi gia đình thực sự có nhu cầu sử dụng và cân nhắc kỹ trước khi “chốt” đơn, tránh lãng phí, phá hỏng các kế hoạch tài chính cũng như thói quen tiết kiệm của mình.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật

(GLO)- * Bạn đọc N.H.O. hỏi: Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô gây tổn hại về sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường như thế nào?

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.