Nghĩa tình xóm rau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi sống gần xóm rau (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku). Gọi là xóm rau bởi bao đời nay người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng rau màu. Họ yêu mến ruộng vườn, kiên trì học hỏi cách làm hay, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để mùa nối mùa, vụ nối vụ, mặt đất luôn được phủ lên một màu xanh hy vọng.
Lần thứ 3 trong năm nay, vườn rau của gia đình anh Nguyễn Sông liên tiếp mất mùa, mất giá. Vợ chồng anh canh tác trên 8 ha đất do bố mẹ anh để lại. Những năm gần đây, năng suất thấp, giá rau bấp bênh, thời tiết thất thường, thu nhập ít ỏi… là những lý do khiến anh Sông và nhiều người ở xóm rau này có ý định bán đất đai để không còn phải chịu cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng rồi, khi bình tâm suy nghĩ, họ lại không nỡ. Bởi, những vườn rau màu đã gắn bó, trở thành thói quen, nếp sống của họ.
Từ 5 giờ sáng, anh Sông cùng bà con trong xóm đã có mặt ở ruộng, cặm cụi làm cho tới lúc tối trời. Thế nhưng, bao lần chứng kiến những luống hành, cải thảo phải nhổ bỏ vì không bán được, tôi không khỏi xót xa. Gương mặt ai cũng phờ phạc, thẫn thờ. Không khí ở xóm rau những ngày ấy trở nên trầm lắng.  
Và rồi, dù bao lần thất bại, nhưng những người nông dân ở xóm rau ngày qua ngày vẫn kiên trì bám trụ với ruộng vườn. Thậm chí, nhiều người còn động viên con cháu ở các thành phố lớn về quê đầu tư làm nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhiều hộ đã chọn phương pháp canh tác theo hướng an toàn sinh học và tiếp cận với các đơn vị bán lẻ uy tín để tiêu thụ sản phẩm. Cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, đậu bắp, xà lách, cải thảo… là những thứ “đặc sản” của xóm rau từ xưa đến nay. Tất cả bà con đều quan niệm đất sẽ không phụ người.
Người dân (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) chăm sóc vườn rau. Ảnh: Mai Ka
Người dân tổ 5 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chăm sóc vườn rau. Ảnh: Mai Ka
Xóm rau có khoảng 30 gia đình sống quây quần bên nhau. Người xóm rau chăm lao động và thật thà, chất phác. Những năm gần đây, nhờ biết dựa vào các mô hình, phương thức sản xuất tiên tiến mà nhiều gia đình đã trở thành triệu phú nông dân. Bởi vậy, dù nhiều lần rau màu thất bại nhưng người nông dân nơi đây không nản chí, bỏ cuộc. Với quyết tâm thay đổi cuộc sống, làm giàu từ những vụ rau màu tươi tốt, họ động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những ngày khó khăn.
Thư thả nhấp ngụm trà đậm, anh Sông nhìn ra xa và chậm rãi chia sẻ: “Nghề trồng rau đã theo chúng tôi mấy chục năm nay. Người theo nghề này không quá cực nhọc nhưng bắt buộc phải làm lụng quanh năm và phải kiên trì, chịu khó. Đã có lúc nhiều người muốn bỏ nghề này để đi làm việc khác và kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng cuối cùng vẫn phải trở về với nghề”. 
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null